1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Vì sao khán giả mê “phim nhảm” của Châu Tinh Trì?

(Dân trí) - "Phim nhảm" đã trở thành thương hiệu của Châu Tinh Trì, một đặc sản của thể loại phim hài Hồng Kông, đã và đang được khán giả nhiều nước yêu thích.

Tên tuổi Châu Tinh Trì giờ đây đã trở thành một sứ giả nổi tiếng của thể loại văn hóa “phim nhảm”. Mới đây nhất, bộ phim Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện với phong cách phim nhảm của ông đã tạo ra những ảnh hưởng vô cùng lớn trong xã hội Trung Quốc, đặc biệt là tới những thế hệ lớp trẻ 7x trở về sau.

 

Những năm 90 trở lại đây, cùng với việc những bộ phim của Châu Tinh Trì liên tục xuất hiện trên truyền hình, phong cách phim nhảm của ông vì vậy cũng trở thành một tiêu chí thời thượng, một loại hình điện ảnh đại chúng.

 

Châu Tinh Trì và bộ phim để đời – Vua hài kịch

Châu Tinh Trì và bộ phim để đời – Vua hài kịch

 

Trên một phương diện nhất định nào đó, phim của ông đã có những thành công nhất định trong việc thúc đẩy văn hóa Trung Quốc có những bước chuyển mình và thay đổi. Văn hóa phim nhảm bắt nguồn và phát triển sôi động ở Hồng Kông từ những năm 90, được coi như một thể loại văn hóa thứ cấp. Phim nhảm với cách chọc cười độc đáo và “kỳ quái” đã vô hình chung được công chúng đón nhận và phù hợp với trào lưu chủ nghĩa văn hóa hậu hiện đại “không trung tâm, không hệ thống và không có chiều sâu” thời kỳ này. Cách nói này là sự yêu mến của giáo sư, tác gia, nhà phê bình văn hóa Hồng Kông Lý Âu Phạn (Leo Lee) khi gọi tên thể loại phim được coi là nhảm của Châu Tinh Trì là “hậu hiện đại”.

 

Cổ vũ tinh thần giới trẻ thế hệ 7X

 

Từ những năm 90 trở lại đây, những thế hệ sinh viên không lo đến chuyện cơn ăn áo mặc là bởi họ cảm thấy được an ủi từ bộ phim Đại thoại Tây Du của Châu Tinh Trì, một đại diện tiêu biểu của loại phim nhảm làm nguồn cổ vũ tinh thần. Nội dung phim đi sâu đả kích, đập tan lối tư duy truyền “xưa cũ”. Phim của ông đưa ra cách nhìn mới nhằm giải thích về giá trị của tình cảm, tình yêu, có nhận thức tích cực đối với sự thay đổi về nhân tính, góp phần thiết lập lại thế giới tinh thần của thế hệ trẻ trong những năm tháng đổi mới.

 

Châu Tinh Trì (trái) và Ngô Mạnh Đạt trong Đại thoại Tây Du: Chiếc hộp ánh trăng
Châu Tinh Trì (trái) và Ngô Mạnh Đạt trong Đại thoại Tây Du: Chiếc hộp ánh trăng

 

Góp phần xóa bỏ “hủ tục”

 

Trong Đại thoại Tây Du, Châu Tinh Trì đã đưa ra cách giải thích mới về quan hệ thầy trò giữa Đường Tăng và Tôn Ngộ Không. Nhân vật Đường Tăng được đạo diễn “thay máu” khi hư cấu một cách xa rời hẳn so với hình tượng nguyên bản, một người nhiều chuyện, nói lắm giống như nhiều các bà các mẹ.

 

Một Ngộ Không biết yêu, biết cảm động, xót xa trong Đại thoại Tây Du
Một Ngộ Không biết yêu, biết cảm động, xót xa trong Đại thoại Tây Du

 

Đằng sau tiếng cười phê phán, giới trẻ có cái nhìn vừa ghét vừa yêu, vừa thương vừa hận đối với lớp người gia trưởng, bảo cựu xưa cũ. Nhân vật Đường Tăng một mặt là một người lắm điều, khiến người ta thấy khó chịu. Một mặt khác ông lại ra sức bảo vệ cho những lỗi sai của đồ đệ, cam chịu hy sinh tính mạng quý báu nhất của bản thân.

 

Cách làm phim như trên cũng chỉ là chọc cười, pha trò và khoa trương, có ý mổ xẻ và phân tích một cách đầy đủ về những mối quan hệ truyền thống của Trung Quốc, kiểu quan niệm tam cương ngũ , những quan hệ tối quan trọng của “thiên địa quân thân sư” như quân thần, cha con, thầy trò. Mục đích cũng là để nhấn mạnh việc những quy phạm, phép tắc lễ giáo quá cổ hủ như thế tất yếu sẽ bị đào thải, xóa bỏ và chìm vào quên lãng. Như vậy, đối với bất kỳ những việc làm, hành động hay phong trào nào có tính xây dựng, tái thiết một mô phạm lý luận mới, đó được coi là những yếu tố có tính thách thức và ảnh hưởng, tác động đến thế kỷ mới, thời đại mới.

 

Ảnh hưởng trực tiếp lối viết của thế hệ nhà văn trẻ

 

Năm 2000, một trong mười cây viết trên mạng được chú ý nhất Trung Quốc là nhà văn Kim Hà với tác phẩm Ngộ Không truyền kỳ, một tác phẩm được coi là có ảnh hưởng sâu sắc từ thể loại phim nhảm của Châu Tinh Trì. Với tác phẩm này, Kim Hà đã đi sâu phân tích một cách thấu đáo về tình yêu giữa Ngộ Không và Tử Hà.

 

Tình yêu của Ngộ Không (Châu Tinh Trì) với tiên nữ Tử Hà (Chu Ân)
Tình yêu của Ngộ Không (Châu Tinh Trì) với tiên nữ Tử Hà (Chu Ân)

 

Cách nói này là một cú đánh thẳng, một cách nói châm biếm đầy sâu cay đối với truyền thống. Nhân tính ở đây phải được viết hoa, sự đối lập giữa thần và yêu ma cũng trở thành sự đối lập trong nhân tính con người. Ở đây, chủ nghĩa khai sáng và chủ nghĩa hậu hiện đại đều có tác dụng là đập tan quy phạm lý luận truyền thống. Bằng cách sử dụng phong cách châm biếm, đả kích và gây cười, bằng việc lật đổ những giáo điều truyền thống trên đã hoàn thành nhiệm vụ của cái gọi là chủ nghĩa khai sáng.

 

Trong bộ phim nhảm Chuột yêu mèo/Cat and Mouse (2003) của đạo diễn Trần Gia Thượng, cô nàng chuột lông gấm Bạch Ngọc Thường (Trương Bá Chi đóng) lại trở thành một thiếu nữ đang độ tuổi xuân vừa duyên dáng, vừa phong lưu đa tình. Hay nhân vật Tô Đông Pha trong bộ phim nhảm Tiếng gầm sư tử Hà Đông/The Lion Roars (2002) của Mã Vĩ Hào lại là một kẻ côn đồ nho học phàm ăn tục uống.

 

Chuột yêu Mèo là một trong những bộ phim ảnh hưởng từ phim nhảm Châu Tinh Trì
Chuột yêu Mèo là một trong những bộ phim ảnh hưởng từ phim nhảm Châu Tinh Trì
 
Còn tiếp...
 
 
Long Vũ