1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Vạch trần những màn “lừa đảo” thị giác trên màn bạc

(Dân trí) - Đôi khi, khán giả phải tự hoài nghi với những gì mà chính mắt mình đã nhìn thấy bởi có những khung cảnh trên phim thì hoành tráng, đồ sộ nhưng ở hậu trường thì lại nhỏ bé, khiêm nhường đến khó tin.

Vạch trần những màn “lừa đảo” thị giác trên màn bạc - Ảnh 1.

Dĩ nhiên, việc tái hiện lại toàn bộ con tàu Titanic đã nằm lại dưới đáy biển sâu là điều rất khó. Tuy vậy, đoàn làm phim "Titanic" đã tạo ra một mô hình của con tàu huyền thoại với chiều dài lên tới 44,5 feet để sử dụng cho phần lớn các cảnh quay trên tàu của bộ phim. Vào thời điểm làm phim, đây được xem là mô hình chính xác nhất, chi tiết nhất nếu so sánh với nguyên mẫu.

Vạch trần những màn “lừa đảo” thị giác trên màn bạc - Ảnh 2.

Để thực hiện một cảnh phim của "Inception", hãng New Deal đã phải xây dựng hẳn một mô hình bệnh viện thu nhỏ với gần một tấn muối bao phủ phần trên, hệt như trong thế giới mơ ảo của đạo diễn Christopher Nolan.

Vạch trần những màn “lừa đảo” thị giác trên màn bạc - Ảnh 3.

Theo đúng với nguyên tác "The Lord of the Rings: The two towers" của J.R.R. Tolkien, hãng phim Weta Workshop đã rất công phu và tỉ mỉ tái hiện lại vùng Isengard cùng đội quân của Saruman. Tuy nhiên, nếu chỉ quan sát trên phim trường thì khung cảnh này rõ ràng chẳng có gì đáng sợ.

Vạch trần những màn “lừa đảo” thị giác trên màn bạc - Ảnh 4.

Ngay cả địa danh Helm’s Deep trong phim thực chất cũng chỉ to hơn chú chó này đôi chút.

Vạch trần những màn “lừa đảo” thị giác trên màn bạc - Ảnh 5.

The Marshmallow Man là "trùm cuối" mà cả biệt đội "Ghost Busters" phải tiêu diệt trong phim. Tuy nhiên, hình mẫu của The Marshmallow Man lại rất dễ thương và chỉ đơn giản là một người đàn ông mặc đồ hóa trang mà thôi.

Vạch trần những màn “lừa đảo” thị giác trên màn bạc - Ảnh 6.

Lên phim thì chân thực sinh động là vậy nhưng trên phim trường, đạo diễn Steven Spielberg đã phải lăn lê trên sàn để săm soi mô hình sa mạc thu nhỏ.

Vạch trần những màn “lừa đảo” thị giác trên màn bạc - Ảnh 7.

Trong bộ phim "Escape from New York", đoàn làm phim đã phải tạo ra một thành phố New York với kích cỡ nhỏ hơn nhiều.

Vạch trần những màn “lừa đảo” thị giác trên màn bạc - Ảnh 8.

Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ kỹ thuật số, đoàn phim "Superman Returns" đã tạo ra cả một mô hình chi tiết của thành phố Metropolis và khỏi nói cũng biết, đạo diễn Bryan Singer rất tâm đắc với sản phẩm này.

Vạch trần những màn “lừa đảo” thị giác trên màn bạc - Ảnh 9.

"Braindead" đã mang tới một bầu không khí hoài cổ của New Zealand những năm 1950 chỉ bằng… một mô hình thu nhỏ.

Dung Nhi

Theo BR

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm