1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Quốc hội đồng ý quy định mới về hồi hương cổ vật ở Việt Nam

Lạc Thành

(Dân trí) - Trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa, trong đó có điều luật về hồi hương cổ vật từ nước ngoài về Việt Nam.

Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa.

Luật Di sản văn hóa gồm 9 chương, 95 điều, tăng 2 chương, 22 điều so với Luật hiện hành (7 chương, 73 điều).

Quốc hội đồng ý quy định mới về hồi hương cổ vật ở Việt Nam - 1

Vào tháng 11/2023, ấn vàng Hoàng đế chi bảo được hồi hương từ Pháp, hiện vật đang được lưu giữ ở Bảo tàng Nam Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh (Ảnh: Toàn Vũ).

Cụ thể, Luật Di sản văn hóa vừa được thông qua có những điểm mới cơ bản như: Quy định chính sách của Nhà nước trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động có tính đặc thù.

Luật Di sản văn hóa có quy định chính sách của Nhà nước trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động có tính đặc thù.

Luật Di sản văn hóa cũng hoàn thiện các hành vi bị nghiêm cấm để làm cơ sở cho việc hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, quy định mua và đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước...

Luật Di sản văn hóa cũng bổ sung thêm điều luật về quỹ bảo tồn di sản văn hóa, chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của hệ thống bảo tàng, quy định cơ quan thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa...

Bên cạnh đó, Luật Di sản văn hóa tập trung sửa đổi những quy định chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn đặt ra.

Theo đó, Luật quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, trách nhiệm của tổ chức, người đại diện được giao quản lý, sử dụng di tích...

Luật Di sản văn hóa phân cấp, phân quyền rõ ràng trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Đồng thời Luật này quy định rõ về thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa, để bảo đảm thực thi hiệu quả việc phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm trong lĩnh vực di sản văn hóa.

Luật Di sản văn hóa có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm