NTK Tiến Lợi: Tôi làm đại gia cho nhiều người mẫu
Tiến Lợi - một trong những nhà tạo mẫu thế hệ đầu của Việt Nam tìm thấy nguồn năng lượng sáng tạo ở miền đất mới. Dù chủ trương không quan tâm đến đời tư của người mẫu, anh vẫn khẳng khái bênh vực họ trong mối quan hệ với đại gia.
Anh có thể lý giải về việc thay đổi môi trường sống và làm việc ở một độ tuổi tương đối “đứng”?
Thêm một miền đất mới cho cảm hứng và phát triển thì những người yêu thời trang lại có thể đón nhận them nhiều bộ sưu tập nữa thôi. Tôi thuộc tuýp người luôn vận động, thích tìm và chinh phục cái mới. Vậy thì làm gì có sự so sánh vùng miền, hay tuổi tác nào khi ta làm sáng tác.
Vào nam, cuộc sống của anh thay đổi thế nào?
Công việc như thuận lợi hơn. Miền đất mới này có nhiều cơ hội cho tôi thể hiện hơn, thêm nhiều khách hàng và show diễn hơn. Lúc đầu cũng khá vất vả để thay đổi cho phù hợp, giờ thì mọi việc đã tốt đẹp hơn nhiều. Tận dụng thời gian có lẽ là thứ làm tôi thay đổi nhiều nhất, tôi phải bỏ nhiều thói quen của mình trước đây, không đi bơi, nhịn du lịch sau mỗi quý… Thứ duy nhất còn giữ lại đó là ly café mỗi ngày. Khi café, tôi có thể tĩnh tâm thưởng thức hay suy nghĩ về công việc, rồi cảm nhận cuộc sống xung quanh đang diễn ra.
Tôi luôn tò mò tìm hiểu những gì thuộc về tư duy sống và cách thể hiện của con người nơi đây. Tôi cho rằng đó cũng là những thứ quan trọng khi ta muốn hòa nhịp vào môi trường sống mới.
Anh cảm nhận gì về sự canh tranh trong nghề nghiệp và kinh doanh tại môi trường mới?
Tôi không nặng về công việc kinh doanh, đây là mảng yếu của tôi. Việc làm tôi say mê chính là sáng tác nên có lẽ là yếu tố cạnh tranh trong người cũng ít hơn đồng nghiệp. Tuy nhiên cạnh tranh trong công việc thì luôn có. Nhất là khi này, trước mỗi công việc, mỗi bộ sưu tập, tôi luôn cố gắng thể hiện cái hay nhất của mình để hy vọng được đón nhận nhanh hơn.
Môi trường thời trang Sài Gòn nói chung nhộn nhịp và sôi động hơn Hà Nội rất nhiều, chính vì vậy các nhà thiết kế cũng nhiều hơn khu vực phía Bắc. Để khẳng định trong môi trường này, bạn buộc phải phát huy hết mình thôi.
Anh có nghĩ một lúc nào đó guồng quay công việc ở nơi mới khiến anh mệt mỏi và quay về nơi mình đã sinh ra và quen thuộc?
Quay về là lẽ dĩ nhiên, nhưng không phải là quay về sau những ngày mệt mỏi. Tôi luôn thích và ép mình làm những công việc mà mình có khả năng và làm thật tốt quãng thời gian dài làm nghề với bao thăng trầm trong cuộc sống và công việc, sự mệt mỏi đâu dễ gì đánh gục.
Được biết anh phụ trách trang phục cho Thanh Hằng. Hai người đến với nhau như thế nào? Liệu có phải anh cần tên tuổi của cô ấy để đẩy mạnh thương hiệu của mình ở địa bàn mới?
Ồ, đây là một cái duyên. Một người như Thanh Hằng có dễ mặc giúp nhà thiết kế nào đó một bộ đồ, hay ký một hợp đồng ngầm nào chăng? ( Đây là ý tôi nói tới trang phục mặc riêng của Thanh Hằng, không nằm trong chương trình trình diễn) Họ có những nguyên tắc để giữ hình ảnh đẹp của bản thân. Tôi thực hiện được những bộ đồ giúp Hằng tự tin. Chính những phản hồi của các bạn, những người yêu thích thời trang, đã giúp chúng tôi tin tưởng và cộng tác với nhau làm việc này. Đương nhiên, khi có những ngôi sao, người đẹp thể hiện các mẫu của mình thì nhà thiết kế cũng dễ tiếp cận người yêu thích thời trang hơn.
Từng làm việc với thế hệ người mẫu đầu tiên, anh có so sánh gì giữa họ và lớp người mẫu bây giờ?
Thông tin cập nhật thời buổi công nghệ giúp người mẫu trẻ biết cách thệ hiện và tỏa sáng nhanh hơn. Nhưng chính vì sự dễ dàng đó mà đôi khi các bạn người mẫu trẻ vượt quá giới hạn cho phép. Đây chính là yếu tố làm nên sự khác nhau giữa hai thế hệ người mẫu. Thế hệ người mẫu đầu tiên họ luôn gặp khó khăn trong tìm kiếm tư liệu thong tin và hình ảnh để tham khảo cho nên long đam mê và máu lửa nghệ sĩ trong người rất rõ. Họ say mê và phấn đấu một cách rất đáng khâm phục. Có những người mẫu tạo nên một phong cách hay một hình ảnh đáng để nhớ tới sau này.
Người ta hay hình dung người mẫu bao giờ cũng sánh đôi với đại gia thì mới đi lên được. Thực tế trong làng thời trang có diễn ra đúng như vậy? Có bao giờ “đại gia” của người mẫu chính là nhà thiết kế?
Tôi nói thật nhé, sao cuộc sống giờ rất văn minh và hiện đại, con người luôn phải phấn đấu và phát huy hết khả năng để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, sung sướng hơn, mà chúng ta không nhìn vào những thứ mang tính tích cực. Đại gia trong tình huống khác rất được tôn trọng. Riêng trong trường hợp này, người ta hay đẩy nó vào chiều hướng tiêu cực? Vậy sao phải thanh minh hay khẳng định thêm gì nữa? Nói có hay không có những chuyện này cũng chỉ là những lời nói thừa.
Công việc của tôi là thiết kế, tôi không quan tâm tới lối sống dù là của người mẫu thân nhất của mình. Tôi cho rằng nên tôn trọng, không nên đi quá sâu vào cuộc sống của người khác. Tôi thì làm “đại gia” cho nhiều người mẫu lắm.
Anh nghĩ sao về chủ nghĩa độc thân? Anh sẽ theo chủ nghĩa này đến bao giờ?
Có thể độc thân là một tư duy sống khác lạ với suy nghĩ chung của xã hội, nó lạ với người này nhưng nó lại thuận và phù hợp với người khác. Giữa muôn vạn con người và hàng triệu tính cách thì đó là một chuyện bình thường và là cấu trúc hình thành nên một xã hội.
Với cuộc sống hiện nay, tôi luôn thấy mình đủ hạnh phúc, được chia sẻ và lo lắng, được tĩnh tâm tập trung cho công việc của mình. Còn muốn gì hơn nữa chứ. Tôi thấy mình là người may mắn.
Anh hình dung vợ anh sau này là người thế nào?
Là người tôi đang yêu.
Một thực tế của thời trang Việt Nam là các nhà thiết kế cứ việc tạo mẫu cho người mẫu còn đại đa số khách hàng vẫn dùng đồ may sẵn và nhập khẩu. Anh thử lý giải thực tế này ? Có điều gì cần thay đổi ở đây ?
Đây là một vấn đề rất nam giải. Nền công nghiệp thời trang của chúng ta mới phát triển, nếu chúng ta làm ra những sản phẩm phù hợp với túi tiền người tiêu dùng thì tạm gọi là thành công. Chúng tôi thì luôn sáng tác cho bất cứ khách hàng tiêu dùng nào có yêu cầu, nhưng nhìn vào mặt ứng dụng xã hội thì khó mà cạnh tranh với những sản phẩm giá rẻ nhập từ nơi khác.
Một nhà tạo mẫu thành công khi đồ của anh ta được đẩy lên cái giá trên trời. Anh có đồng ý với định nghĩa này? Định nghĩa của riêng anh ?
Sản phẩm đó được tính bằng giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng. Đắt hay rẻ thì bản thân người sử dụng nó sẽ thấy rõ hơn ai hết. Cái giá trên trời không quyết định tên tuổi nhà thiết kế, mà là sự sẽ chia cho tất cả những gì làm nên một sản phẩm có thương hiệu và đẳng cấp. Tôi tin rằng, không có người tiêu dùng nào lại bỏ tiền ra mua một sản phẩm đắt tiền nếu không biết rõ vì sao nó đắt.
Nhưng hình như anh chỉ quan tâm tới thời trang dạ hội. Vì sao vậy ?
Năm năm đầu tiên tôi tiếp cận mảng thời trang trẻ, năm năm sau đó tôi phát triển phong cách thời trang công sở bên cạnh việc ra đời những bộ dạ hội đầu tiên. Và 10 năm trở lại đây, phong cách dạ tiệc chính là thế mạnh của tôi. Mổi lứa tuổi tôi lại thấy mình yêu thích và thể hiện mảng thời trang khác nhau. Thời điển này có lẽ nghiêng về dạ tiệc như hợp lý và chín hơn, cho nên tôi tập trung và làm nó nhiều hơn, như vậy tôi thấy tốt cho cả bản thân mình và tác phẩm.
Trong môi trường gọi là dạ hội hay sự kiện, lịch sự đối với nam giới là đóng hộp trong bộ complet, còn đối với phụ nữ lại là hở ngực, xẻ lưng hoặc khoe đùi, kể cả trong mùa đông. Đó là một mã trang phục mặc nhiên được chấp nhận gần đây. Anh có bình luận gì ?
Chúng ta nhìn đồ dạ tiệc theo quan niệm nào thì nó còn phụ thuộc vào nội dung hay chủ đề của buổi tiệc đó. Người “sành điệu”, tôi tin là họ sẽ không mặc nhầm đồ.