Những “ông hoàng” yêu sách khiến cho cả bộ phim “xoay như chong chóng”

(Dân trí) - Các ngôi sao nổi tiếng dĩ nhiên là “thỏi nam châm” thu hút người xem. Tuy nhiên, không phải lúc nào chuyện “cưng chiều” các sao cũng đem lại kết quả tốt đẹp cho một dự án phim.

Snakes On A Plane - Official Studio Trailer


Có một sự thật khá hài hước là Samuel L. Jackson đã muốn tham gia “Snakes on a Plane” (2006) chỉ vì thích nhan đề của bộ phim. Chính vì vậy, Samuel L. Jackson đã kiên quyết phản đối khi đoàn phim có ý định đổi tên thành “Pacific flight 121”. Ngoài ra, nam tài tử còn muốn thêm vào nhiều lời thoại chửi thề giật gân và các cảnh nghiện ngập. Yêu cầu này thực sự làm khó nhà sản xuất vì ban đầu, bộ phim chỉ định gắn mác 13+ và cuối cùng, để chiều lòng Samuel L. Jackson, kịch bản phim cũng đã phải phát triển theo chiều hướng “người lớn” hơn.

Có một sự thật khá hài hước là Samuel L. Jackson đã muốn tham gia “Snakes on a Plane” (2006) chỉ vì thích nhan đề của bộ phim. Chính vì vậy, Samuel L. Jackson đã kiên quyết phản đối khi đoàn phim có ý định đổi tên thành “Pacific flight 121”. Ngoài ra, nam tài tử còn muốn thêm vào nhiều lời thoại chửi thề giật gân và các cảnh nghiện ngập. Yêu cầu này thực sự làm khó nhà sản xuất vì ban đầu, bộ phim chỉ định gắn mác 13+ và cuối cùng, để chiều lòng Samuel L. Jackson, kịch bản phim cũng đã phải phát triển theo chiều hướng “người lớn” hơn.

Một cảnh quay đội mũ bình thường trong “Gone girl” (2014) hóa ra lại nảy sinh tranh cãi quyết liệt giữa nam chính Ben Affleck và đạo diễn David Fincher. Ban đầu, David Fincher đã lựa chọn chiếc mũ Yankees cho nhân vật nhưng Ben Affleck lại là fan hâm mộ của đội Red Sox và kiên quyết không đội một chiếc mũ của Yankees nên cuối cùng, đạo diễn đành phải tìm kiếm một sự lựa chọn khác.
Một cảnh quay đội mũ bình thường trong “Gone girl” (2014) hóa ra lại nảy sinh tranh cãi quyết liệt giữa nam chính Ben Affleck và đạo diễn David Fincher. Ban đầu, David Fincher đã lựa chọn chiếc mũ Yankees cho nhân vật nhưng Ben Affleck lại là fan hâm mộ của đội Red Sox và kiên quyết không đội một chiếc mũ của Yankees nên cuối cùng, đạo diễn đành phải tìm kiếm một sự lựa chọn khác.
Crispin Glover đã đóng một nhân vật hết sức thú vị và nổi bật của “Charlie’s angels” (2000). Tuy nhiên, ban đầu nhân vật này lại khá bình thường và điểm đột phá đến từ chính Crispin Glover khi nam diễn viên từ chối đọc thoại vì cho rằng chúng quá tệ hại cũng như đơn giản đến lố bịch. Vì thế mà đạo diễn đành phải khiến cho nhân vật này trở nên “ngu ngốc” và sự im lặng không lời thoại vô tình lại càng khiến cho không khí phim cuốn hút hơn.
Crispin Glover đã đóng một nhân vật hết sức thú vị và nổi bật của “Charlie’s angels” (2000). Tuy nhiên, ban đầu nhân vật này lại khá bình thường và điểm đột phá đến từ chính Crispin Glover khi nam diễn viên từ chối đọc thoại vì cho rằng chúng quá tệ hại cũng như đơn giản đến lố bịch. Vì thế mà đạo diễn đành phải khiến cho nhân vật này trở nên “ngu ngốc” và sự im lặng không lời thoại vô tình lại càng khiến cho không khí phim cuốn hút hơn.
Gã chằn tinh Shrek đã phải thay đổi khá nhiều về giọng nói trước khi chính thức ra mắt khán giả vào năm 2001. Cụ thể, khi đã lồng tiếng được nửa bộ phim, nam diễn viên Mike Myers bỗng cảm thấy chất giọng Scotland rất hay và phù hợp với nhân vật. Cuối cùng, nhà sản xuất Jeffrey Katzenberg đã phải chi ra tới 4 triệu đô la Mỹ (10% kinh phí làm phim) để thực hiện lồng tiếng lại.
Gã chằn tinh Shrek đã phải thay đổi khá nhiều về giọng nói trước khi chính thức ra mắt khán giả vào năm 2001. Cụ thể, khi đã lồng tiếng được nửa bộ phim, nam diễn viên Mike Myers bỗng cảm thấy chất giọng Scotland rất hay và phù hợp với nhân vật. Cuối cùng, nhà sản xuất Jeffrey Katzenberg đã phải chi ra tới 4 triệu đô la Mỹ (10% kinh phí làm phim) để thực hiện lồng tiếng lại.

Dung Nhi

Theo BR