Nhật Huyền: Bước đột phá đẳng cấp sánh ngang Thu Phương
(Dân trí) - Từ một ca sĩ thính phòng, Nhật Huyền đã có một cú chuyển mình đầy ngoạn mục sang nhạc nhẹ mà không phải ai cũng làm được.
Từ ca sĩ thính phòng chuẩn mực với Ave Maria
Nhật Huyền là một cái tên khá mới với khán giả Việt. Cô hiện là giảng viên thanh nhạc của Đại học Văn hóa Quân đội, đồng thời là một ca sĩ chuyên về cổ điển - thính phòng.
Với xuất phát điểm được đào tạo chuyên nghiệp dưới nền tảng học thuật chính thống, Nhật Huyền sở hữu những kĩ thuật thính phòng khá chắc chắn và chuẩn mực.
Cách đây 2 năm, Nhật Huyền đã cho ra mắt album Ave Maria, gồm tuyển tập những ca khúc cổ điển nổi tiếng có tên Ave Maria. Trong album này, Nhật Huyền đã phô diễn trọn vẹn kĩ năng hát cổ điển bằng giọng giả thanh của mình.
Head voice của Nhật Huyền phát triển tốt ở quãng trung. Đây là quãng khá thấp và không thuận lợi cho head voice của giọng nữ, nhưng Nhật Huyền vẫn thực hiện được một cách mượt mà, trôi chảy trên từng legato và phrase.
Nhật Huyền sở hữu các âm đóng rất đẹp, ấm, không bị chói, gắt. Đây là điều hiếm thấy ở một giọng nữ cổ điển tại Việt Nam.
Không những vậy, cô còn cộng hưởng âm thanh một cách tối ưu trên quãng trung này, giúp nó có được độ rền lớn, lan tỏa khắp không gian và lưu lại trong lòng người nghe những dư âm khó quên.
Quãng head voice đẹp nhất của Nhật Huyền là từ Mi cao tới Sol cao. Trong quãng âm này, cô đạt tới độ vang và rền tối đa của giọng hát, nhờ support cột hơi, hơi thở vững chắc, hoạt động cơ hoành đúng cách và đẩy được đúng vị trí cộng hưởng vùng đỉnh trán lan ra gần sau gáy.
Khi lên tới Do cao và La cao, Nhật Huyền có thể phóng âm thanh thẳng ra trước mặt với âm lượng lớn và độ vang dàn trải, nhưng vẫn rất dày, đầy đặn, sâu hun hút như kéo cả không gian lại phía mình.
Đặc biệt, các âm đóng của cô vẫn rất đẹp, ấm, không bị chói, gắt. Đây là điều hiếm thấy ở một giọng nữ cổ điển tại Việt Nam.
Được đào tạo chuyên nghiệp dưới nền tảng học thuật chính thống, Nhật Huyền sở hữu những kĩ thuật thính phòng khá chắc chắn.
Tới tiếng hát trữ tình độc đáo trong Buồn
Thông thường, các giọng nữ cổ điển tại Việt Nam khi hát nhạc nhẹ, nhạc trữ tình sẽ vẫn giữ giả thanh hoặc giọng pha để hát, tạo nên kiểu hát bay bổng, nhẹ nhàng. Hầu như không ai hát nhạc nhẹ bằng thuần chest voice.
Bởi vậy, rất nhiều trường hợp bị khán giả chê là hát nhạc nhẹ thiếu cảm xúc và không ra chất.
Nhật Huyền là một trường hợp đặc biệt, nên cách hát nhạc nhẹ của cô cũng khác hẳn với những ca sĩ cổ điển khác tại Việt Nam.
Hầu như các ca sĩ cổ điển tại Việt Nam khi hát nhạc trữ tình, nhạc nhẹ sẽ hát giọng pha hoặc giả thanh. Riêng Nhật Huyền lại có thể hát hoàn toàn bằng giọng ngực.
Mới đây, Nhật Huyền vừa cho ra mắt CD Buồn, tổng hợp những ca khúc bất hủ nhạc xưa, nhạc trữ tình của Ngô Thụy Miên, Anh Bằng… Trong CD này, Nhật Huyền đã làm được nhiều điều đáng kinh ngạc, khiến người nghe không khỏi bất ngờ và thán phục.
Như đã nói, hầu như các ca sĩ cổ điển tại Việt Nam khi hát nhạc trữ tình, nhạc nhẹ sẽ hát giọng pha hoặc giả thanh. Riêng Nhật Huyền lại có thể hát hoàn toàn bằng giọng ngực (chest voice của mình) trên quãng trung và quãng trầm.
Nhật Huyền là một nữ trung, nên trong CD này, cô đã phát huy tối đa lợi thế quãng trầm của mình. Cụ thể, ở đoạn mở đầu của tất cả các ca khúc, Nhật Huyền đều bắt tông bằng những nốt rất trầm trên giọng ngực. Có lúc cô xuống Si thấp, lúc lại xuống hẳng La thấp, Sol thấp, Mi thấp. Các nốt trầm này đều có độ tối, sâu và dày.
Trong các ca khúc, Nhật Huyền liên tục hát quãng trầm bằng giọng ngực với nhiều sắc thái khác nhau. Cô có thể giữ vibrato đều đặn trên La thấp, và thậm chí là cả Sol thấp, vốn không hề dễ với một giọng nữ.
Nhật Huyền cũng có thể nhả chữ xuống Fa trầ m một cách dễ dàng và xuống kịch kim ở Rê thấp (một nốt rất trầm so với giọng nữ). Ngoài ra, cô còn sử dụng được cả airy voice trên quãng trầm (điều ít thấy với ca sĩ cổ điển).
Việc hát trầm tốt như vậy giúp Nhật Huyền đẩy cung nhạc xuống một cách thật sâu lắng, trầm buồn, kéo cảm xúc đọng lại, đúng với tên Buồn của CD. Đây được xem là cách xử lí tinh tế, thông minh của Nhật Huyền.
Và rõ ràng, rất ít ca sĩ bán cổ điển ở Việt Nam dám hát trầm như vậy. Bản thân Nhật Huyền cũng thừa nhận, việc hát trầm bằng giọng ngực sẽ có nguy cơ làm hỏng giả thanh của cô, nhưng cô vẫn chấp nhận hi sinh vì nghệ thuật.
Trong CD này, Nhật Huyền không hát quãng cao mà chỉ giới hạn ở quãng trung, nhưng cũng rất ấn tượng. Cô belt La trung, Si trung cộng hưởng khá tốt và căng tràn, âm lượng lớn. Trong đó, La trung có cả luyến láy và kết hợp cùng bạch thanh, mixed sáng, đẹp. Cô cũng hát liên tục trên quãng treo La trung.
Nếu so sánh cùng một ca khúc Bài thơ không đoạn kết, có thể thấy, Nhật Huyền hát trầm ngang ngửa giọng nữ trung nổi tiếng hiện nay là Thu Phương, nhưng lại belt cao tốt hơn hẳn. Đây là điều Thu Phương hoàn toàn không làm đươc.
Nhật Huyền đã có cú chuyển mình ngoạn mục từ bán cổ điển sang nhạc trữ tình.
Ngân rung của Nhật Huyền vốn rất tốt, đúng nền tảng cổ điển. Cô rung trên Fa trung rất đep, đều đặn và rung âm đóng piano Fa trung xuống Đô trung khá tinh tế. Thậm chí, Nhật Huyền có thể ngân rung piano Sol trung trên chest voice và nhả chữ chuyển Fa trung head voice nhẹ nhàng, mềm mại như tiếng hát ru.
Ở head voice, Nhật Huyền không bung hết sức ra mà rung piano đều đặn, êm ái ở Mi trung, Fa trung. Cô còn đẩy vị trí âm thanh khi hát Mi trung để tạo được sự nhẹ nhàng, bay bổng.
Như vậy, với CD Buồn, Nhật Huyền đã có cú chuyển mình ngoạn mục từ bán cổ điển sang nhạc trữ tình và thực hiện được những điều đáng ngạc nhiên, thể hiện một sự tinh tế, thông minh trong cách xử lí, kĩ thuật.
NP