Nguyễn Cường - cuộc đi “ké” đến Tây Nguyên và “Ly café Ban Mê”

Ít ai biết, trước khi trở thành cái tên không thể tách rời với Tây Nguyên hiện tại, Nguyễn Cường từng đến mảnh đất này bằng một suất đi ‘ké” với bạn mình - nhạc sĩ Trần Tiến. Và để có “Ly café Ban Mê” ông phải cần đến xúc tác là một chuyện tình yêu.

Nguyễn Cường - cuộc đi “ké” đến Tây Nguyên và “Ly café Ban Mê” - 1

Nhưng, đó là tình yêu của người khác, chứ không phải của ông!

Nguyễn Cường vẫn nhớ như in cảm giác một ngày đầy nắng, giữa mảnh đất đại ngàn, ông tình cờ chứng kiến một câu chuyện tình của đôi nam thanh – nữ tú bên ly café, họ quấn quýt không rời. Và chỉ như thế, “Ly café Ban Mê” đã ra đời với hình ảnh ẩn dụ “Ánh mắt soi trong ly café” – để rồi từ đó người ta biết đến một thương hiệu – cà phê Ban Mê trứ danh khắp địa cầu.

Có cả Tây Nguyên trong những lời bài hát: “Ánh mắt, ánh mắt em xanh hay mùa xuân đang về/ Khói thuốc say trong ly café Ban Mê/Tiếng hát tiếng hát cao nguyên như ngàn xưa vọng về/Ánh mắt soi trong ly café ... Ban Mê”. Nguyễn Cường cho rằng, ông đã viết bài hát khi đến Tây Nguyên đủ lâu, đã hiểu Tây Nguyên đủ sâu, và đã thấm được chất Tây Nguyên đủ đậm, nên chỉ cần một chất xúc tác, tất cả những đắm say trở thành câu hát.

Ngoài câu chuyện tình yêu của đôi trai gái, “Ly café Ban Mê” trở thành câu chuyện lãng mạn về vùng đất với đặc sản đồ uống trứ danh là cà phê. Nguyễn Cường đã mang đến cái say nồng của những giọt đắng, và hương cao nguyên quyện trong từng câu hát: “Ly café lưu luyến rót vào đêm rượu cần/ Hương cao nguyên còn đó phía trời mây xa xôi”. Câu chuyện về ly café đã trở thành câu chuyện về tình yêu, câu chuyện về một vùng đất.

Ví tình yêu như thứ “nọc” tự nhiên đến và ở lại, nên có thể Nguyễn Cường yêu Tây Nguyên và Tây Nguyên giữ trọn tâm hồn ông, nên giờ đây, nhắc đến Tây Nguyên, người ta thậm chí khó có thể quên hai thứ: âm nhạc Nguyễn Cường và cà phê.

Có điều gì trong Ban Mê ở Nguyễn Cường

Nguyễn Cường - cuộc đi “ké” đến Tây Nguyên và “Ly café Ban Mê” - 2

Có sự gắn bó khó tách rời, nhưng ít ai biết Nguyễn Cường đến với Tây Nguyên không phải bằng một lời mời “chính danh”, dù trước khi thực sự chạm vào mảnh đất này – ông từng được xếp vào Đoàn Văn công Tây Nguyên 14 năm trước đó. Nhưng ngay cả định mệnh cũng thử thách lòng người, nên 14 năm sau, khi nhạc sĩ Trần Tiến được Đoàn ca múa Daklak mời đến Tây Nguyên, Nguyễn Cường chỉ là một người đi “ké”.

Từ đó, Nguyễn Cường không “hẹn”, trở thành một phần của Tây Nguyên. Đến nỗi, nhiều bài ca của ông viết sau này như “H'ren lên rẫy”, “Thênh Thênh Oong Ơi” –, người Ba Na, Ê Đê đã coi như dân ca của họ. Thậm chí một số người có nhận xét Nguyễn Cường là người “phá” dân ca Tây Nguyên, còn ông chỉ ngửa cổ cười. Bởi Nguyễn Cường hiểu, dân ca là tiếng nói tâm hồn của quần chúng trong thời đại của mình, và trước đó cả trăm năm, nhân dân đã phá đi thứ dân ca trước đó của cha ông mình để tạo ra thứ dân ca hiện tại. Nên ông hiểu, phải hiểu, phải thấm và phải có định mệnh xui khiến, ông mới có thể tạo ra thứ âm nhạc mà người dân ở đây coi như lời ca của chính mình

Bản thân Nguyễn Cường ở ngoài đời cũng là người luôn hướng đến sự tươi mới, và nhiều tiếng cười. Điều đó tương đồng một cách tự nhiên với những con người ở mảnh đất đại ngàn nắng gió. Người ta cho rằng, nhắc đến Tây Nguyên không thể không nhắc đến mặt trời, gió và những cánh rừng bạt ngàn. Nhắc đến Tây Nguyên không thể không nhớ đến tiếng chiêng “tằm/tằm/tằm/tằm..” đầy mạnh mẽ mà người đàn ông Ê Đê ngồi để đánh.

Nguyễn Cường kể, ông mê tiếng chiêng mạnh mẽ của người Ê Đê, đắm say sự rắn rỏi nhưng cũng rất đỗi dịu dàng của người phụ nữ Ba Na. Vì thế, dù là một chàng trai Hà Nội, không biết từ lúc nào Nguyễn Cường khiến nhiều người tin ông được sinh ra bởi Tây Nguyên. Nhiều lần đi bộ ở Hồ Tây, khán giả vỗ vai hỏi ông: “Ra bao giờ thế” - Nguyễn Cường kể và coi sự “nhầm lẫn” dễ thương ấy như một phần thưởng, vì ông tin, người ta đã thấy một Tây Nguyên ở trong những bài ca ông viết.

Và điều hạnh phúc hơn, rất nhiều bài hát của ông như “H'ren lên rẫy”, “Thênh Thênh Oong Ơi đã được người Tây Nguyên coi là dân ca của chính họ.

Nguyễn Cường - cuộc đi “ké” đến Tây Nguyên và “Ly café Ban Mê” - 3

Nếu hỏi Nguyễn Cường về Tây Nguyên, ông thường nói một câu đơn giản: Mảnh đất đó ngoài sinh ra những con người đặc biệt còn là nơi sản sinh ra một đặc sản trứ danh – cà phê – một loại thức uống thẩm thấu đến tận cùng sự chát đắng quyện với ngọt ngào – là thứ đồ uống gói trọn đầy đủ những hương vị cuộc sống. Và âm nhạc của Nguyễn Cường cũng vậy, dù đại diện cho tiếng hát về ánh dương vẫn ẩn chứa nhiều tâm tư, trăn trở và nhân sinh cuộc sống. Có lẽ vì thế, như cà phê, âm nhạc của Nguyễn Cường rất đời nên mới được người ta yêu mến như vậy, qua năm tháng.

Nguyễn Cường - cuộc đi “ké” đến Tây Nguyên và “Ly café Ban Mê” - 4

Nguyên chất từ 100% hạt cà phê Buôn Mê. Vị Đậm Hương Nồng

Chắt lọc đưỡng chất từ miền đất đỏ bazan màu mỡ hơn 9 tháng nắng mưa, những hạt cà phê Buôn Mê Thuột được phơi khô tự nhiên trong nắng mà không sấy công nghiệp. Chính điều đó tạo nên hương vị trứ danh của một trong những ly cà phê ngon nhất Việt Nam.

Vinacafé Original Buôn Mê Thuột 3 in 1 Mới - Tuyển chọn từ 100% hạt cà phê Buôn Mê Thuột, kết hợp bí quyết rang truyền đời của các nghệ nhân Vinacafé, mang đến ly cà phê ngon đúng chất: thơm nồng từng ngụm nhỏ - đắng đậm ngay đầu lưỡi – ngọt thanh nơi cổ họng.