1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Người đẹp “sống thử” không được thi Hoa hậu dân tộc Việt Nam

(Dân trí) - BTC cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013 cương quyết không chấp nhận những trường hợp thí sinh “sống thử” - sống chung như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn.

Tại buổi gặp gỡ phóng viên ngày 3/4 tại Hà Nội, Đệ nhất Hoa hậu Quý bà Thế giới - TS. Kim Hồng, Phó BTC (Ban tổ chức) cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013 chính thức công bố thể lệ cuộc thi với vài điểm khác so với những năm trước.

“Những năm trước, BTC chỉ áp dụng chỉ số chiều cao là từ 1,58m để khuyến khích những thiếu nữ dân tộc tham gia nhiều hơn. Sau hai lần tổ chức, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều thiếu nữ đăng ký. Chất lượng của thí sinh ngày một tăng cả về vẻ đẹp ngoại hình lẫn tri thức nên BTC quyết định áp dụng tiêu chuẩn chọn người đẹp giống như các cuộc thi sắc đẹp mang tầm quốc gia khác, đó là phải có chiều cao từ 1,60m trở lên”, bà Kim Hồng cho biết.
 
BTC cuộc thi chụp ảnh kỷ niệm với thí sinh cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013
BTC cuộc thi chụp ảnh kỷ niệm với thí sinh cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013

Bên cạnh sự đổi mới về thể lệ cuộc thi, bà Kim Hồng tiết lộ thêm, để tránh những tranh cãi, kiện tụng không đáng có từng xảy ra tại nhiều cuộc thi sắc đẹp trước đó, BTC cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013 cương quyết loại trừ những trường hợp thí sinh “sống thử” - có thời gian chung sống như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn. Bà Kim Hồng khẳng định, dù thí sinh đã tổ chức cưới theo phong tục tập quán truyền thống của dân tộc nhưng chưa đăng ký kết hôn cũng không được chấp nhận.

Cũng theo Bà Kim Hồng, khâu tuyển chọn thí sinh năm năm nay được tiến hành công phu hơn mọi năm. Đích thân người BTC cuộc thi đến một số địa phương khảo sát và tuyển chọn. Đồng thời, Ban tuyển sinh thí sinh dự thi được lập ra ở hầu hết các khu vực.

Theo thống kê của BTC cuộc thi, đến thời điểm này đã có 200 bộ hồ sơ của các thí sinh ở tất cả các địa phương trong cả nước gửi tới đăng ý dự thi. Các thí sinh thuộc rất nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Dao, Thái, Khmer, Kinh… Những địa phương vốn là “đất của hoa hậu” như Hải Phòng, Thái Nguyên đều đã đăng ký với số lượng thí sinh khá lớn.
 
BTC cuộc thi chụp ảnh kỷ niệm với thí sinh cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013
Thí sinh Hàn Thị Diệp, dân tộc Tày, đến từ Thái Nguyên, năm nay 19 tuổi, hiện là sinh viên Đại học ngoại ngữ Hà Nội

Thí sinh Lê Thị Phương, Á khôi 1 cuộc thi Người đẹp Thái Nguyên

Thí sinh Lê Thị Phương, Á khôi 1 cuộc thi Người đẹp Thái Nguyên

Hạn chót nhận hồ sơ thí sinh đăng ký dự Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013 sẽ kết thúc vào ngày 30/4. Sau khi kết thúc sơ tuyển, BTC sẽ tổ chức vòng bán kết tại hai khu vực: phía Bắc sẽ diễn ra tại Tuần Châu (Quảng Ninh) từ ngày 20 đến 22/5; phía Nam diễn ra tại Vũng Tàu từ ngày 29 đến 31/5. Trong vòng này, các thí sinh sẽ thi trang phục dân tộc, ứng xử và đo nhân trắc học. BTC sẽ chọn ra 40 thí sinh vào vòng chung kết.

Vòng chung kết cuộc thi diễn ra từ ngày 10 đến 27/ 6 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Người đoạt vương miện Hoa hậu sẽ được nhận giải thưởng trị giá 100 triệu đồng cùng vương miện. Ngoài các giải thưởng chính, BTC sẽ trao một số giải phụ như: Người đẹp trình diễn trang phục dân tộc đẹp nhất; Người đẹp Biển; Người đẹp Áo dài, Người đẹp Thể thao; Người đẹp Quảng Nam; Người đẹp Du lịch…

Nguyễn Hằng