1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Nghe qua các bài hát trong “Bé chịu chơi”, bạn sẽ hiểu vì sao show diễn này hấp dẫn đến như vậy!

Bên cạnh sân khấu công phu, độc đáo, vở nhạc kịch Bé chịu chơi còn để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả nhờ phần hòa âm và dàn dựng âm nhạc tuyệt vời. Đây chính là những yếu tố góp phần làm nên sự thành công vang dội ở TPHCM và tiếp tục “công phá” sân khấu Hà Nội cuối tuần này.

Âm nhạc - linh hồn của nhạc kịch

Nhạc kịch khác biệt với các loại hình sân khấu khác ở sự độc đáo về thể loại và hình thức thể hiện. Yếu tố kịch của một show diễn được chuyển tải qua lời thoại, chuyển động của người diễn viên, và đặc biệt là phần âm nhạc. Nói không ngoa, âm nhạc là linh hồn của vở diễn, là chất xúc tác và kết dính mọi chất liệu để truyền tải thông điệp cuối cùng.

Những trường đoạn sân khấu của nhạc kịch sẽ mất đi tinh thần nếu thiếu phần âm nhạc phù hợp và hấp dẫn
Những trường đoạn sân khấu của nhạc kịch sẽ mất đi tinh thần nếu thiếu phần âm nhạc phù hợp và hấp dẫn

Điều này khá dễ nhận biết khi mỗi vở nhạc kịch kinh điển đều có những ca khúc “đinh” không thể nào nhầm lẫn. Nhắc đến tác phẩm nhạc kịch thành công nhất mọi thời đại “Bóng ma trong nhà hát”, người ta sẽ ngân nga theo giai điệu ma mị của “The Phantom Of The Opera”. Hay với nhạc kịch “Thằng gù nhà thờ Đức Bà”, người ta sẽ nhớ đến những trường đoạn “Vivre”, “Le Temps des cathédrales”. Riêng ca khúc “Belle” của vở diễn đã trở thành Ca khúc của năm ở Pháp và được đề cử là Ca khúc của thế kỷ. Với các vở nhạc kịch dành riêng cho trẻ em như “The Little Mermaid”, “Pocahontas” hay gần đây là chuỗi “Disney On Ice”, âm nhạc gần như là ngôn ngữ đương đại kết nối mọi trẻ em trên hành tinh này. Dù khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tất cả những khán giả nhí đều lắc lư, nhảy múa theo sự lung linh, choáng ngợp khi ca khúc chủ đề Let It Go xúc động vang lên.

Những ca khúc này đã gần như trở thành bất hủ, vậy còn ở Việt Nam, vở nhạc kịch nào đã đủ tầm vóc để tạo nên những kiệt tác như thế?

“Bé chịu chơi” mạo hiểm nhưng ghi điểm với phần âm nhạc đỉnh cao

Ra mắt vào tháng 10 vừa qua, vở nhạc kịch Bé Chịu Chơi đã tạo nên một tiếng vang lớn và thu hút rất nhiều chú ý của công chúng. Các suất diễn tại TP.HCM liên tục cháy vé và không còn một chỗ trống, chứng tỏ một điều rằng khán giả vẫn dành rất nhiều cảm tình và sự ủng hộ cho các chương trình nghệ thuật phù hợp, gần gũi và đầu tư nghiêm túc. Hội tụ những yếu tố hoàn hảo như ekip sản xuất uy tín và nghiêm cẩn trong nghệ thuật, sân khấu công phu và bài bản, kịch bản thời sự, sâu sắc, “Bé Chịu Chơi” đã trở thành cái tên rất hot trong tháng 10 vừa qua. Thế nhưng, điểm nhấn mạnh mẽ và ấn tượng nhất không thể bỏ qua là âm nhạc - điều tưởng như khó tìm thấy ở một show diễn giải trí dành cho thiếu nhi.

“Bé Chịu Chơi” là một gương mặt sáng giá trên sân khấu tháng 10 khi hội tụ những yếu tố ăn khách hiện nay.
“Bé Chịu Chơi” là một gương mặt sáng giá trên sân khấu tháng 10 khi hội tụ những yếu tố ăn khách hiện nay.

Ekip sản xuất cho biết vở nhạc kịch không hề dựa trên các ca khúc có sẵn mà được sáng tác đo ni đóng giày hoàn hảo cho nội dung vở diễn. Người chắp bút cho phần giai điệu không ai khác chính là giám đốc âm nhạc - nhạc sĩ Võ Thiện Thanh, phù thủy âm nhạc đứng sau thành công của những Sài Gòn radio 1, 2 (Hà Anh Tuấn), Chuông Gió (Thu Minh)… Tiếp cận với nhạc kịch, đặc biệt là nhạc kịch cho thiếu nhi, ekip sản xuất đã gây bất ngờ cho khán giả khi đưa âm nhạc trở thành linh hồn, dẫn dắt cảm xúc người xem qua từng trường đoạn sân khấu. Đó là những giai điệu vui nhộn, hài hước trong lớp học của các bé tại Hành tinh Xám, hay sự xúc động, nghẹn ngào khi các vị phụ huynh vỡ òa nhận ra họ đã làm cuộc sống của con cái mệt mỏi ra sao. 10 ca khúc đặc biệt trong “Bé Chịu Chơi” đã nói thay biết bao nỗi lòng con và cha mẹ không chỉ trong vở kịch, mà còn của những khán giả theo dõi.

Nghe qua các bài hát trong “Bé chịu chơi”, bạn sẽ hiểu vì sao show diễn này hấp dẫn đến như vậy! - 3

Ca khúc chủ đề “Sao và vì sao” là một trong những điểm đinh của phần âm nhạc khi bộc bạch nỗi lòng của bé Tí Nị thắc mắc về thế giới xung quanh và ước mơ được nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của mẹ cha. Phân cảnh Tí Nị đứng trên ban công, nhìn lên bầu trời đầy sao và ngân cao “Mẹ luôn biết điều tốt cho con nhưng chẳng bao giờ mẹ hỏi con thơ, con ước mơ điều chi” khiến không ít phụ huynh xúc động nhận ra sự thờ ơ của mình với mong muốn thật sự của con trẻ.

Mang sắc màu đối lập, ca khúc “Sai có gì sai” lại là một bản hòa âm rộn ràng minh họa cho một màn đối đáp dồn dập giữa các phụ huynh “chuẩn” và những nhân vật đồ chơi. Ca từ “Đời không ai đúng, huống hồ gì là một đứa trẻ” đánh đúng tâm lý phụ huynh khi luôn muốn con mình làm mọi điều đúng, nhưng không nhận ra rằng các con cũng phải có lúc sai để từ đó tự học cách đứng lên, phát triển theo lẽ tự nhiên.

"Sai có gì sai" - Bài hát chính trong nhạc kịch "Bé chịu chơi"

Nghe qua các bài hát trong “Bé chịu chơi”, bạn sẽ hiểu vì sao show diễn này hấp dẫn đến như vậy! - 4

Nhạc sĩ Huy Tuấn, một khán giả đã xem “Bé chịu chơi” nhận định rằng: “Vốn chúng ta có rất ít những sản phẩm dành cho thiếu nhi, đã thế kịch sân khấu lại còn hiếm hơn. Vở diễn này là một trong những tín hiệu tích cực gần đây. Có thể nói sự chuẩn bị kĩ lưỡng của ekip cùng sự chịu chơi của nhà sản xuất khiến tôi bất ngờ. Chỉ tính riêng vở nhạc kịch này đã cho cả thị trường âm nhạc dành cho thiếu nhi thêm 10 bài hát mới ý nghĩa, đấy là điều vô cùng đáng quý.”

tiNiWorld tài trợ các suất vui chơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tương ứng với lợi nhuận thu về từ việc bán vé. Độc giả có thể đón xem 4 suất diễn cuối cùng của show diễn Bé Chịu Chơi tại nhà hát Âu Cơ (Hà Nội) vào ngày 28/10 và 29/10, với 2 suất diễn mỗi ngày. Để có thông tin mua vé, truy cập https://ticketbox.vn/bechiuchoi, hoặc đến các trung tâm tiNiWorld trên toàn quốc.