Máy giặt nào đáng để bạn "đầu tư" nhất...
Bước vào cuối năm, nhiều gia đình đang “rục rich” sắm sửa đồ đạc, thiết bị mới cho gia đình, trong đó có máy giặt.
Hiện nay, khi lựa chọn máy giặt, động cơ dẫn động trực tiếp có vẻ đang rất được quan tâm so với động cơ dẫn động gián tiếp dù đã ra đời trước đó khá lâu. Đâu là sự khác biệt giữa hai loại động cơ này?
Cơ chế của bất kì loại máy giặt nào đều là giặt quần áo bằng cách đảo quần áo cùng với nước và bột giặt. Sự chuyển động này có thể được thực hiện thông qua dây cua-roa nối giữa động cơ và lồng giặt trong máy giặt "dẫn động gián tiếp", hoặc thông qua động cơ quay được gắn trực tiếp vào lồng giặt trong máy giặt "dẫn động trực tiếp".
Mặc dù lựa chọn động cơ dẫn động trực tiếp hay gián tiếp thì các bà nội trợ cũng luôn mong muốn mình lựa chọn được chiếc máy giặt có chất lượng theo các tiêu chí riêng.
1. Bền và hoạt động ổn định
Chúng ta thường cho rằng bất kỳ loại máy móc nào càng có nhiều linh kiện, bộ phận thì càng có nguy cơ hỏng hóc. Và chẳng bà nội trợ nào mong muốn chiếc máy giặt lại thường xuyên gặp trục trặc trong khi giặt.
Máy giặt dùng động cơ dẫn động trực tiếp tưởng chừng sẽ gọn nhẹ và ít linh kiện hơn nhưng trên thực tế các nhà sản xuất vẫn phải lắp đặt thêm các bộ cảm biến trực tiếp vào động cơ.
Còn trong các máy giặt truyền thống sử dụng động cơ gián tiếp vốn được cho là nhiều linh kiện hơn vì có dây cua-roa và ròng rọc thì các linh kiện này đôi lúc lại là những bộ phận hoạt động cực kỳ ổn định, giúp cho chiếc máy giặt bền hơn đúng theo tiêu chí “20 năm vẫn chạy tốt”.
2. Hoạt động êm ái, không tạo ra nhiều tiếng ồn
Rất nhiều người lầm tưởng tiếng ồn là hệ quả tất yếu của động cơ nhưng trong phần lớn trường hợp việc rung lắc của lồng giặt và tiếng ồn xảy ra là do máy giặt cập kênh, không được kê trên mặt phẳng hoặc do quần áo cho vào máy giặt không được phân bổ đều. Nếu lượng quần áo trong máy giặt quá ít hoặc quá nhiều sẽ làm cho trọng tâm của máy giặt bị lệch, dẫn đến hiện tượng bị rung chứ không phải do hệ thống mô tơ.
Bên cạnh đó, quy trình gây ra nhiều rung lắc nhất (và cả tiếng ồn) đương nhiên là lúc vắt khi lồng giặt phải quay cực nhanh với rất nhiều quần áo trong đó. Chắc chắn lồng giặt sẽ phải hơi dao động, rung lắc ở một mức độ nhất định. Do đây là nguyên tắc vật lý cơ bản nên chúng ta không thể nào tránh được hoàn toàn nhưng vẫn có thể hạn chế ở một mức độ nào đó. Việc hạn chế rung lắc và tiếng ồn không nằm ở loại động cơ nào mà nằm ở bộ phận chống rung và lò xo của máy giặt.
Các máy giặt truyền thống (thường là máy giặt sử dụng động cơ gián tiếp) có giá tiền cao sẽ rất "đầm" với bộ phận chống rung và lò xo tốt hơn hẳn để hạn chế đến mức tối đa những rung lắc trong quá trình giặt, giúp máy hoạt động êm ái hơn và tạo ra ít tiếng ồn.
Bền, hoạt động ổn định, không tạo ra nhiều tiếng ồn phải chăng chính là những lý do khiến cho nhiều bà nội trợ vẫn còn “ưu ái” những chiếc máy giặt truyền thống có động cơ dẫn động gián tiếp!
Mặc dù lựa chọn động cơ dẫn động trực tiếp hay gián tiếp thì các bà nội trợ cũng luôn mong muốn mình lựa chọn được chiếc máy giặt có chất lượng theo các tiêu chí riêng.
1. Bền và hoạt động ổn định
Chúng ta thường cho rằng bất kỳ loại máy móc nào càng có nhiều linh kiện, bộ phận thì càng có nguy cơ hỏng hóc. Và chẳng bà nội trợ nào mong muốn chiếc máy giặt lại thường xuyên gặp trục trặc trong khi giặt.
Máy giặt dùng động cơ dẫn động trực tiếp tưởng chừng sẽ gọn nhẹ và ít linh kiện hơn nhưng trên thực tế các nhà sản xuất vẫn phải lắp đặt thêm các bộ cảm biến trực tiếp vào động cơ.
Còn trong các máy giặt truyền thống sử dụng động cơ gián tiếp vốn được cho là nhiều linh kiện hơn vì có dây cua-roa và ròng rọc thì các linh kiện này đôi lúc lại là những bộ phận hoạt động cực kỳ ổn định, giúp cho chiếc máy giặt bền hơn đúng theo tiêu chí “20 năm vẫn chạy tốt”.
2. Hoạt động êm ái, không tạo ra nhiều tiếng ồn
Rất nhiều người lầm tưởng tiếng ồn là hệ quả tất yếu của động cơ nhưng trong phần lớn trường hợp việc rung lắc của lồng giặt và tiếng ồn xảy ra là do máy giặt cập kênh, không được kê trên mặt phẳng hoặc do quần áo cho vào máy giặt không được phân bổ đều. Nếu lượng quần áo trong máy giặt quá ít hoặc quá nhiều sẽ làm cho trọng tâm của máy giặt bị lệch, dẫn đến hiện tượng bị rung chứ không phải do hệ thống mô tơ.
Máy giặt có gây ra nhiều tiếng ồn hay không, không phụ thuộc vào loại động cơ của máy giặt
Bên cạnh đó, quy trình gây ra nhiều rung lắc nhất (và cả tiếng ồn) đương nhiên là lúc vắt khi lồng giặt phải quay cực nhanh với rất nhiều quần áo trong đó. Chắc chắn lồng giặt sẽ phải hơi dao động, rung lắc ở một mức độ nhất định. Do đây là nguyên tắc vật lý cơ bản nên chúng ta không thể nào tránh được hoàn toàn nhưng vẫn có thể hạn chế ở một mức độ nào đó. Việc hạn chế rung lắc và tiếng ồn không nằm ở loại động cơ nào mà nằm ở bộ phận chống rung và lò xo của máy giặt.
Các máy giặt truyền thống (thường là máy giặt sử dụng động cơ gián tiếp) có giá tiền cao sẽ rất "đầm" với bộ phận chống rung và lò xo tốt hơn hẳn để hạn chế đến mức tối đa những rung lắc trong quá trình giặt, giúp máy hoạt động êm ái hơn và tạo ra ít tiếng ồn.
Bền, hoạt động ổn định, không tạo ra nhiều tiếng ồn phải chăng chính là những lý do khiến cho nhiều bà nội trợ vẫn còn “ưu ái” những chiếc máy giặt truyền thống có động cơ dẫn động gián tiếp!
Huy Anh