Tại sao cửa sổ máy bay luôn là hình bầu dục?

(Dân trí) - Rất nhiều người di chuyển bằng máy bay có chung một thắc mắc “Tại sao cửa sổ máy bay lại có hình bầu dục hay hình tròn mà không phải hình khác”? Đó là do một phần thiết kế của máy bay hay có nguyên lý khoa học nào đứng sau nó? Câu trả lời sẽ có ở dưới đây.

Tại sao cửa sổ máy bay luôn là hình bầu dục?

 

Vào thời kỳ đầu của ngành hàng không, những chiếc cửa sổ của máy bay có hình chữ nhật như các căn nhà dưới mặt đất vậy. Tuy nhiên, khi thiết kế máy bay trở nên tiên tiến hơn, các kỹ sư làm chúng bay cao hơn vì nhiều lý do: tránh tiếng ồn gây ra ở vùng áp xuất thấp, giảm lực cản, tiết kiệm nhiên liệu. Do vậy, cabin phải chịu áp lực để hành khách cảm thấy dễ chịu nhất trong bầu không khí loãng.

Thiết kế cửa sổ trên máy bay có hình bầu dục hoặc hình tròn
Thiết kế cửa sổ trên máy bay có hình bầu dục hoặc hình tròn

Với thiết kế hình trụ, khoang máy bay làm việc tốt hơn, tạo sự khác biệt giữa áp suất không khí bên trong và ngoài, giúp máy bay bay cao hơn. Thân máy bay được kéo dài, giảm sức ép áp suất lên bề mặt, do vậy, khi cửa sổ có hình bầu dục sẽ khiến sức ép cân bằng đồng đều.

Trong hình trụ hoàn hảo, dòng không khí di chuyển dễ dàng. Nếu cửa sổ có hình chữ nhật, nó tạo ra ngắt quãng với dòng chảy không khí, tạo nên áp lực tích tụ ở các góc cạnh. Thậm chí, có thể gây ra rạn nứt, vỡ cửa kính hay rách thân máy bay. Nếu thiết kế hình bầu dục hay tròn, mức độ sức ép được cân bằng.

Với mẫu thiết kế cửa sổ hình chữ nhật, một điều không may là, nó từng là nguyên nhân gây tai nạn máy bay. Sau đó, các kỹ sư đổi thiết kế thành hình bầu dục để bảo vệ thân máy bay. Mẫu thiết kế này được sử dụng cho tới tận bây giờ.

Tại sao cửa sổ máy bay luôn là hình bầu dục? - 2

Nguyên lý này cũng được áp dụng cho máy bay vận tải, cửa ra vào máy bay. Thậm chí, kiểu thiết kế này dùng cho cả tàu thủy và tàu vũ trụ để đảm bảo giữ toàn vẹn cấu trúc lớn.

Đã bao giờ bạn thắc mắc về lỗ nhỏ xíu trên cửa kính máy bay? Lỗ nhỏ xíu còn gọi là lỗ thoát khí. Kiểu thiết kế này giúp cân bằng áp suất giữa bên trong và ngoài máy bay.

Việt Hà

Theo BI