"Sừng sững" thủy đài tồn tại qua 3 thế kỷ

(Dân trí) - Hiện nay, TPHCM tồn tại nhiều thủy đài (còn gọi là tháp nước) bị bỏ không, hoang phế theo thời gian. Trong số những tháp nước đó thì tháp nước bên trong khuôn viên Công ty cấp nước Sài Gòn hiện đang được trưng dụng làm kho lưu trữ và chuẩn bị đưa vào phục vụ du lịch.

 

"Sừng sững" thủy đài tồn tại qua 3 thế kỷ

Năm 1886, người Pháp đã tiến hành xây dựng tháp nước. Trước đó, năm 1879, các kỹ sư Pháp đã xây dựng một tháp nước nằm ngay vị trí Hồ Con Rùa ngày nay. Tháp nước tại Hồ Con Rùa phục vụ đến năm 1921 thì bị phá bỏ để xây dựng tượng đài và công trường.

Thủy đài bên trong công ty Cấp nước Sài Gòn.
Thủy đài bên trong công ty Cấp nước Sài Gòn.

Nằm bên cạnh vòng xoay Hồ Con Rùa, thủy đài bên trong khuôn viên Sawaco đứng sừng sững giữa những tòa cao ốc xung quanh. Trải qua 3 thế kỷ tồn tại, tháp nước này mang một giá trị lịch sử đặc biệt. Năm 1940, tháp nước này ngưng hoạt động. Hiện tại, tầng trệt của Tháp được công ty Sawaco trưng dụng làm kho lưu trữ tài liệu.

Một mầm xanh mọc ra từ thành tường.
Một mầm xanh mọc ra từ thành tường.

Thời điểm còn hoạt động, tháp nước này đón nguồn nước từ các giếng cạn trong khu vực nội thành. Sau khi bơm lên hai bồn chứa, nước sẽ được phân phối cho người dân theo các ống dẫn. Tuy đã "ngót nghét" 130 tuổi nhưng hiện nay tháp nước nhìn còn khá nguyên vẹn, chỉ bị bong tróc vài mảng tường không đáng kể.

Hai bồn nước bằng thép không gỉ.
Hai bồn nước bằng thép không gỉ.

Tháp nước được thiết kế theo hình ô van gãy khúc với chiều cao gần 25 mét. Thủy đài bao gồm một tầng trệt, một tầng lầu và khu hai bồn nước bằng thép, màu đen. Hiện nay, hai bồn nước này không còn sử dụng chứa nước. Phần tường của tháp được xây dựng bằng gạch thẻ và vữa tam hợp (xi-măng, vôi và cát). Tường của tháp chỗ mỏng nhất dày khoảng 1,6 mét, chỗ dày nhất là hơn 3 mét. Bề mặt hệ tường- bố trụ được cấu tạo nghiêng một góc 4 độ so với phương thẳng đứng. Càng lên cao, tiết diện của tháp càng thu hẹp dần. Tầng trệt bố trí các cửa sổ thông gió hình chữ nhật. Bên ngoài viền cửa sổ có một hàng gạch thẻ xếp theo kiểu một cục ngang một cục đứng, tạo thành hình bánh răng. Các ống dẫn được lắp đặt dọc theo hai trụ nằm bên mép thành thủy đài.

Cửa sổ.
Cửa sổ.
Đoạn ống âm vào thân cột.
Đoạn ống âm vào thân cột.
Hệ thống ống dẫn ở đây khá công phu. Chạy dọc theo đường ống có đoạn nổi , có đoạn uốn cong, có đoạn thì âm vào thành tường.
Hệ thống ống dẫn ở đây khá công phu. Chạy dọc theo đường ống có đoạn nổi , có đoạn uốn cong, có đoạn thì âm vào thành tường.
Phần trên của mái.
Phần trên của mái.
Trụ đỡ phần mái.
Trụ đỡ phần mái.
Viền cửa sổ.
Viền cửa sổ.
Lối đi chính vào tháp nước đã được niêm phong.
Lối đi chính vào tháp nước đã được niêm phong.

Hai bồn nước phía trên cao 6,5 mét và đường kính là 15 mét. Bên ngoài thành bồn nhìn khá đẹp mắt với hàng đinh tán kết cấu tổ hợp những tấm thép dày 8 ly. Đáy bồn nước có dạng hình chỏm cầu. Thời điểm còn hoạt động, tháp nước có khả năng cung cấp 1.500 m3 mỗi ngày.

Ống thoát nước máng xối.
Ống thoát nước máng xối.
Một mẫu đèn treo khá cổ.
Một mẫu đèn treo khá cổ.

Phạm Nguyễn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm