Rác ngập “nóc nhà” đồng bằng sông Cửu Long

Với độ cao trên 700m so với mực nước biển, quanh năm thoáng mát nên núi Cấm (An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) - "nóc nhà" của đồng bằng sông Cửu Long còn được mệnh danh là "Đà Lạt 2".

Ngoài những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn cây cổ thụ, cộng với những mạch suối quanh năm cần mẫn dẫn nước từ rừng sâu về, ngọn núi này còn có nhiều danh lanh, thắng cảnh nên thu hút lượng khách rất lớn đến thăm viếng… Tuy nhiên, do nhiều du khách chưa ý thức cao việc giữ gìn vệ sinh môi trường nên xảy ra hiện tượng quăng rác bừa bãi, khiến cho nóc nhà đồng bằng sông Cửu Long luôn chìm trong rác thải.
 
Núi Cấm nhìn từ trên cao
Núi Cấm nhìn từ trên cao

Nóc nhà đồng bằng sông Cửu Long luôn bị ngập bởi rác từ du khách để lại
"Nóc nhà" đồng bằng sông Cửu Long luôn bị ngập bởi rác từ du khách để lại

Rác tràn ra lối đi trên núi
Rác tràn ra lối đi trên núi

Rác đeo bám trên các sợi dây dẫn đường lên núi
Rác đeo bám trên các sợi dây dẫn đường lên núi

Chân điện thờ nằm trên đỉnh Bồ Hong (cao 705m) cũng ngập rác
Chân điện thờ nằm trên đỉnh Bồ Hong (cao 705m) cũng ngập rác

Chân điện thờ nằm trên đỉnh Bồ Hong (cao 705m) cũng ngập rác
Rác đeo bám như che cả khoảng trời chỉ vì thói mê tín của du khách: Cột rác lại để không cho vận xấu theo mình về nhà.

Những thân cây cũng bị du khách xả rác.
Những thân cây cũng bị du khách xả rác.

Xả rác bất chấp lời yêu cầu của cơ quan nhà nước (có trụ sở tại khu vực Bồ Hong).
Xả rác bất chấp "lời yêu cầu" của cơ quan nhà nước (có trụ sở tại khu vực Bồ Hong).

Hậu quả là rác vẫn cứ treo và nằm la liệt trước cơ quan này.
Hậu quả là rác vẫn cứ treo và nằm la liệt trước cơ quan này.

Trong khi đó cái thùng chứa rác được Sở TNMT trang bị thì bị vô hiệu hóa.
Trong khi đó cái thùng chứa rác được Sở TNMT trang bị thì bị "vô hiệu hóa".
Theo Lâm Điền
Lao động
 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm