Những cô lái đò nơi bến Tràng An

(Dân trí) - Du khách có dịp đến Khu du lịch sinh thái Tràng An - Ninh Bình, ngoài vẻ đẹp non nước nơi đây, chắc hẳn sẽ không quên được hình ảnh của những cô lái đò vừa chở khách, vừa kiêm luôn "hướng dẫn viên" cho du khách…

Những cô lái đò nơi bến Tràng An
Mỗi ngày, từ sáng sớm, các lái đò đã chuẩn bị cặp lồng đựng cơm, nước uống, chiếu cho khách ngồi… Họ xếp sẵn vào chiếc làn và ra bến đò Tràng An chờ đợi đến lượt mình chở khách khám phá vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này.

Những cô lái đò nơi bến Tràng An
Mỗi một chiếc thuyền được chở từ 4 đến 5 người, tiền vé cho mỗi chuyến đò là 100 nghìn đồng. Một chuyến đò, người chèo đò phải đưa khách đi quãng đường sông nước 16km và phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ.

Những cô lái đò nơi bến Tràng An
Cô Trần Thị Mai, một lái đò cho biết: “Mỗi chuyến đò, người lái đò chỉ nhận được thù lao là 100 nghìn. Nếu ngày nào đông khách thì chở được hai chuyến, nhưng có tháng chỉ chở được vài ba chuyến đò”.

Những cô lái đò nơi bến Tràng An
Nhiều khách du lịch do không quen sông nước và phải trải nghiệm qua một quãng đường dài nên phải nghỉ ngơi ngay trên thuyền. Người lái đó vẫn cần mẫn, nhẹ nhàng cho con đò lướt qua.  

Những cô lái đò nơi bến Tràng An
Khi chở khách đến các địa điểm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, những người lái đò có được ít phút nghỉ ngơi, họ tranh thủ uống nước để có sức tiếp tục cuộc hành trình đưa du khách khám phá. Khi đến khu vực cửa đền, các thuyền phải xếp hàng ngăn nắp theo đúng thứ tự trước sau.

Những cô lái đò nơi bến Tràng An

Những cô lái đò nơi bến Tràng An
Những người lái đò nơi đây rất thân thiện và đoàn kết, họ chia sẻ nhau từng chai nước, từng quả táo. Trên hành trình chở khách, ngoài giới thiệu cho du khách về lịch sử, những địa điểm trong Khu du lịch và họ còn trò chuyện với nhau qua đó giúp du khách có những tiếng cười thoải mái.

Những cô lái đò nơi bến Tràng An
Quãng đường dài 16 km trong Khu du lịch, với mỗi lái đò không phải là việc làm đơn giản. Họ sẽ không chèo thuyền bằng chân vì sợ du khách cho là phản cảm. Nhưng nếu được du khách đồng ý thì họ sẽ chèo bằng chân để có thể hoàn thành công việc của mình.

Những cô lái đò nơi bến Tràng An
Thường những ngày cuối tuần, đầu năm mới hay dịp lễ hội, du khách về với Tràng An chật cứng, số thuyền cũng tăng vọt. Nhiều cửa hang phải xếp hàng lần lượt từ bên ngoài tránh gây ách tắc trong hang.

Những cô lái đò nơi bến Tràng An
Nhiều lái đò nam không quên mang theo chiếc điếu cày, nhưng họ cũng rất lịch sự, trước khi hút họ đều xin phép du khách, họ cũng mang theo một chiếc hộp để gạt tàn chứ không xả tàn thuốc bừa bãi. Bác Nguyễn Văn Hùng cho biết: “Lái đò nam ở đây chiếm tỉ lệ ít lắm, hầu hết những người lái đò nam là đi thay vợ mình, vì vợ sức khỏe yếu, không thể chèo được nên bác phải đi, nếu không đi thì không có thu nhập”.

Những cô lái đò nơi bến Tràng An
Em nhỏ này tỏ ra thích thú với việc chèo đò. Tranh thủ lúc mọi người nghỉ ngơi, em liền cầm mái chèo khuơ nhẹ xuống dòng nước trong xanh.

Những cô lái đò nơi bến Tràng An
Khu hang Trần dài 250m, khi vào hang các lái đò đều thông thuộc địa hình, ngoài việc giới thiệu cho du khách biết sự tích của hang, họ còn làm du khách ngạc nhiên bởi “tay lái lụa” của mình khi dễ dàng đi qua những khúc cua, họ nhắc du khách biết chỗ nào nên cúi xuống để tránh nhũ đã va vào người.

Những cô lái đò nơi bến Tràng An
Kết thúc một hành trình đưa du khách khám phá Tràng An, các lái đò đưa thuyền về bến xếp hàng theo lượt, chiều muộn họ dọn dẹp sạch sẽ lại chiếc thuyền và tiếp tục chờ đến lượt mình. Có ngày đông thì họ không phải chờ lâu, nhưng có tháng họ chỉ chở được vài ba chuyến.

Thanh Thủy - Duy Tuyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm