(Dân trí) - Với mỗi con tàu biển phá dỡ, công ty chủ tàu chỉ nhận được từ 150 đến 400 đôla/một tấn phế liệu tàu.
Trong dịch Covid-19, ngành du lịch thiệt hại vô cùng nặng nề, nhưng chưa là gì nếu so với ngành công nghiệp du lịch tàu biển.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh đã ban hành lệnh cấm đi du lịch bằng thuyền từ tháng 3. Đến tháng 11, lệnh này đã chuyển thành "du lịch bằng thuyền có điều kiện". Điều này có nghĩa là thuyền du lịch đã có thể đón khách nhưng chỉ sau khi có những biện pháp đặc biệt có thể giúp thay đổi đáng kể về tình trạng sức khỏe và an toàn của khách. Vì đòi hỏi khó khăn này, hầu hết các công ty tàu biển đều tự nguyện gia hạn lệnh cấm ra khơi cho đến hết năm 2020 đến khi họ tìm ra một biện pháp nào đó.
Trước đại dịch Covid-19, Hiệp hội Tàu biển quốc tế, hiệp hội thương mại ngành du lịch tàu biển lớn nhất thế giới, đại diện 95% ngành du lịch trên biển toàn cầu, dự đoán rằng 32 triệu hành khách sẽ ra khơi vào năm 2020 và ngành này sẽ tạo ra một tác động kinh tế trị giá 53 tỉ đôla ở Mỹ và 150 tỉ đôla toàn thế giới. Thế nhưng hiện nay, hiệp hội ước tính "mỗi ngày ngừng hoạt động, ngành du thuyền ở Mỹ dẫn tới tổng thiệt hại vào khoảng 110 triệu đôla, và 800 việc làm của người Mỹ."
Tuy nhiên, với ngành công nghiệp phá dỡ tàu, thì đây lại là một cơ hội kinh doanh khổng lồ.
Hình ảnh những con tàu du lịch bị tháo dỡ thành đống sắt vụn trên khắp thế giới đã cho thấy ngành công nghiệp này bị tổn thương nặng nề đến mức nào. Đây là một hình ảnh tại Cơ sở tái chế tàu biển Aliaga ở Thổ Nhĩ Kỳ.