(Dân trí) - Còn gần mười ngày nữa mới đến Tết, tuy nhiên những ngày gần đây trên khắp các ngả đường Hà Nội đã tấp nập người đi mua sắm để chuẩn bị đón một mùa xuân mới!
Vào những ngày cuối năm cùng trong năm có biết bao nhiêu cảm xúc, mọi công việc mua sắm Tết ở Hà Nội dường như sớm hơn so với mọi vùng quê khác. Ngay từ sáng sớm cho đến tận chiều muộn, trên khắp các ngả đường, chợ hoa, chợ Tết không khí xuân đã tràn về.
Dưới đây là một số hình ảnh nhịp sống ngày giáp Tết ở Hà Thành do phóng viên Dân Trí ghi lại:
Ô tô, xe máy cứ thế ken cứng nhau...Với người Hà Nội hay bất kỳ người dân miền Bắc chỉ cần một chậu quất nhỏ hay cành đào bé xíu thế là xuân đã vềSau mỗi giờ tan sở, hết giờ làm người ta lại rủ nhau đi mua sắm cho gia đình mình...Giống như mọi năm, năm nay bích đào vẫn được người dân ưa chuộng. Với người Hà Nội hay nhiều nơi khác bắt đầu kể từ ngày 23 tháng chạp là bắt đầu Tết...Năm nay một gốc đào cổ thụ có giá từ một đến cả chục triệu đồngNhững cây quất như thế này cũng có giá tới vài trăm ngàn /một cây.Người đàn ông này tranh thủ mua vài cành đào cho gia đình và bạn bè mình.Suốt cả ngày chợ hoa Quảng An, Hà Nội luôn kín chỗ để xe...Dịch vụ chở hoa, cây cảnh cũng bắt đầu làm việc hết công xuất...Những gương mặt hồ hởi khi chọn được những cành đào ưng ýNăm nay ở Hà Nội hai loại đào rừng và Đào bích là phổ biến nhất....Đào bích là thứ đào phổ biến nhất, cành tròn, như cái ô đặt ngược, hoa và nụ mập, thắm đỏ, rải đều trên khắp các cành. Đào phai, cũng là loại hoa kép nhiều tầng cánh như đào bích, nhưng hoa đào phai nhạt hơn, phơn phớt má hồngThú chơi hoa và cây cảnh ngày Tết nói chung và thú chơi đào nói riêng thể hiện sự tinh tế trong tâm hồn người Việt.Người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng quan niệm màu đỏ thắm của hoa đào tượng trưng và dự báo một năm mới tươi sáng, ấm áp và mang tới nhiều sức khỏe, thành công, hạnh phúc trong năm mới
Cùng với thú chơi Đào, Quất hay Mai với người Hà Nội, tục xin chữ đầu năm cũng là một món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Chính vì thế ngay từ mấy hôm nay trên nhiều con phố đã xuất hiện những ông đồ cho chữ
Thú chơi thư pháp bắt nguồn từ khi ông cha ta còn sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong thời phong kiến. Theo quan niệm dân gian, ngày tết mà có được một chữ Hán viết trên giấy đỏ của một người hay chữ để treo trong nhà thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn.
Cùng với vạn vật hoà vào sắc xuân của trời đất thì những dòng chữ “như phượng múa rồng bay” mà thi nhân đã gửi lời, gửi ý, gửi những hoài vọng trong câu đối, câu chúc tết để đón chào măm mới, cũng là một trong những món quà tinh thần được vật chất hóa để biểu thị cho những ước vọng ngày xuân.