Một ngày làm "cần thủ" trên biển Côn Đảo
(Dân trí) - Ao ước mãi mới sắp xếp được chuyến đi Côn Đảo câu cá, đúng thứ sáu ngày 13, đoàn chúng tôi lên tàu ra Côn Đảo, mặc dù gió Đông Bắc vẫn đang cấp 4.
Cá không nhiều như chúng tôi tưởng nhưng chuyến đi đã mang lại nhiều cảm xúc cho mọi người.
Hành trang cho chuyến đi của chúng tôi là : 2 cần jig, 1 cần đáy, 1 cần câu thu.
Để cho chuyến đi câu được an toàn chúng tôi lên mạng tìm diễn đàn, theo như diễn đàn của dân câu cá chuyên nghiệp: trước khi lên tàu đi câu phải luôn mặc áo phao loại "chuyên dùng" có nhiều túi, nhất là phải có túi đựng giấy tờ, tiền bạc... đóng bằng khóa kéo. Tốt hơn thì cái áo phao đỡ cổ, loại giật nổ như áo trên máy bay, có còi, đèn .
Ngoài ra, cần chuẩn bị thuốc chống say sóng, và các thứ thuốc linh tinh (dầu gió, thuốc giảm : đau bụng, đau đầu...). Thuốc say sóng uống tối thiểu 3h trước khi đi. Bông, băng, gạc... khử trùng, thương tích nhẹ. Mũ, nón rộng vành. Áo quần đi mưa (nên chọn loại bộ quần áo, không chơi loại trùm) và áo quần giữ ấm. Kính đeo mắt phân cực hay không phân cực cũng được, loại kính râm hoặc " kính cực râm", không dùng loại nhờ nhờ hoặc đổi màu (không ăn thua với nắng biển). Túi nhựa kín để bảo quản "dế" và kính đeo mắt + đồng hồ + giấy tờ tùy thân. Bên cạnh đó, không thể thiếu kem dưỡng da, chống nắng.
Đồ nghề câu cá nhân: Các máy câu châm đầy dây mới, dây bện (dây dù), dây cáp dùng làm thẻo câu inox. Lưỡi câu các loại. (mang thêm 1 số lưỡi nhỏ để câu các loại cá mồm nhỏ như cá bò - loại này trên tàu không có). Mồi cá giả (loại dài trên 15 cm) nếu thích rê, mồi lông, kềm đa năng dùng trong nghề câu. Găng tay cao su dầy và mỏng (bắt, nắm cá, móc mồi). Bóng cao su để thổi dùng làm phao, loại mini (tìm ở phố Cổ, nơi bán đồ chơi trẻ em). Dây buộc cá hay dùng để buộc. Keo 502, keo epoxy. Băng dính dán điện. Một bộ tua vít nhỏ (sửa chửa máy câu, nếu cần). Dầu làm trơn và chống gỉ sét silicone. Thùng bảo ôn để mang cá về, rủng rỉnh thì chơi cái thùng Coleman của Mẽo, đã kiểm nghiệm chất lượng ngon choét (để đá được 4 ngày trên boong tàu giữa trời nắng), không thì chơi cái thùng Cocacola, hay thùng xốp.
Mồi cá giả
Thuyền (ghe) câu
Chỗ này sẽ là nơi nghỉ trong 2-4 ngày câu lênh đênh trên biển
Vị trí ngồi câu thường là đuôi của ghe, nơi ít chịu sóng và khả năng dính cá cao.
Năm nay số lượng ghe cho thuê câu khá nhiều , khoảng 5-6 ghe nên việc book ghe cũng khá dễ, 1 ghe sẽ có 1 tài công và 3 phục vụ cho việc làm mồi câu (câu mực mồi), nấu cơm, gỡ cá ....
Di chuyển ra Côn Đảo sẽ là đi tàu từ Vũng tàu - giá vé 150k / người / giường nằm là tiết kiệm nhất.
Hoặc di chuyển bằng chim sắt, giá vé khứ hồi khoảng 3,5 triệu đồng nhưng khá khó mua do máy bay nhỏ.
Chuyến đi của chúng tôi là ra bằng tàu, về máy bay do tàu khách Côn Đảo 10 đang lên ụ sửa.
Chào Vũng tàu, lên đường đúng 5h chiều.
Sông Dinh và hệ thống cảng
Kiểm ngư Việt Nam
Petya - tàu săn ngầm của M171, gần 50 nhưng vẫn còn gân.
Cảng Shipyard
Dịch vụ ăn uống trên tàu CĐ 09 : 20 nghìn/ bát mì.
Boong tàu khá đông người khi đang chạy trên sông.
Sau khi rời Vũng Tàu một lúc , chúng tôi bắt đầu chịu sóng.
Qua mũi Nghinh Phong là cả tàu trốn xuống phòng, sóng to quá. Một đêm mệt mỏi trên tàu với tiếng nôn trớ, trẻ nhỏ khóc ... 5h sáng hôm sau tàu bắt đầu chạy vào cảng Bến Đầm - Côn đảo. Có các hòn che chắn nên sóng ít, boong tàu lại đầy người.
Ăn sáng và mua đồ cho 3 ngày trên ghe câu mất 2h đồng hồ, cái gì cũng mắc do phải mang từ đất liền ra. Lần sau sẽ mang thực phẩm đóng thùng ra luôn. Đúng 9h là ra ghe.
Ra cần thôi.
2 cây trolling treo 2 bên, hy vọng có con cá thu cắn mồi.
Cuối cùng thành quả chuyến đi lần này không nhiều lắm ngoài vài con cá này. Thế mới thấy, đôi khi việc đi câu không chỉ đơn thuần là mang được chiến lợi phẩm bằng hiện vật mà đôi khi chỉ là thỏa lòng thèm khát được ra khơi.
Theo Chuotbach
Diễn đàn OtoFun