Khám phá chốn “pháp trường” xưa nơi vua Đinh trừng trị kẻ có tội

(Dân trí) - Thời vua Đinh Tiên Hoàng, những kẻ mắc trọng tội sẽ bị nhốt vào động Am Tiên cho hổ đói ăn thịt hoặc đẩy xuống ao sâu làm mồi cho con giải.

Khu di tích Động Am Tiên nằm thuộc quần thể Di tích cố đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Nơi đây có động Am Tiên (nay là chùa Am Tiên) và thung lũng ngập nước (thường gọi là Ao Giải) nằm cách đền và lăng mộ vua Đinh khoảng 400 m về hướng Tràng An.
Khu di tích Động Am Tiên nằm thuộc quần thể Di tích cố đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Nơi đây có động Am Tiên (nay là chùa Am Tiên) và thung lũng ngập nước (thường gọi là Ao Giải) nằm cách đền và lăng mộ vua Đinh khoảng 400 m về hướng Tràng An.
Khu vực động Am Tiên được bao bọc bởi những núi đá cao chót vót. Trước kia, để vào được động phải đi qua cửa nằm ở lưng chừng núi, men theo con đường nhỏ bên Ao Giải. Hiện nay, đường vào động Am Tiên đã được đầu tư mở một hầm đường bộ xuyên núi vào thung lũng, đường quanh Ao Giải cũng được nâng cấp, ô tô có thể đi được.
Khu vực động Am Tiên được bao bọc bởi những núi đá cao chót vót. Trước kia, để vào được động phải đi qua cửa nằm ở lưng chừng núi, men theo con đường nhỏ bên Ao Giải. Hiện nay, đường vào động Am Tiên đã được đầu tư mở một hầm đường bộ xuyên núi vào thung lũng, đường quanh Ao Giải cũng được nâng cấp, ô tô có thể đi được.
Động Am Tiên nằm ở lưng chừng núi, để lên được lên đến nơi phải leo qua 205 bậc đá qua vách núi. Nhìn từ xa, động có hình giống như miệng con rồng nên còn được gọi là hang rồng.
Động Am Tiên nằm ở lưng chừng núi, để lên được lên đến nơi phải leo qua 205 bậc đá qua vách núi. Nhìn từ xa, động có hình giống như miệng con rồng nên còn được gọi là hang rồng.

Cửa động rộng chừng 20m, sâu hơn 30m. Sử cũ ghi lại, sau khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế thì giao động Am Tiên cho võ sư Trương Ma Ni và con trai Trương Ma Sơn phụ trách và cải tạo nơi hiểm trở này thành một pháp trường chuyên xử những kẻ có tội để giúp vua trị nước.

Cửa động rộng chừng 20m, sâu hơn 30m. Sử cũ ghi lại, sau khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế thì giao động Am Tiên cho võ sư Trương Ma Ni và con trai Trương Ma Sơn phụ trách và cải tạo nơi hiểm trở này thành một pháp trường chuyên xử những kẻ có tội để giúp vua trị nước.

Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ: “Vua (Đinh Tiên Hoàng) muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn”. Động Am Tiên là nơi vua trừng trị những kẻ có tội, kẻ mắc tội sẽ bị nhốt vào động cho hổ đói ăn thịt hoặc ném xuống ao sâu làm mồi cho con giải.
Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ: “Vua (Đinh Tiên Hoàng) muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn”. Động Am Tiên là nơi vua trừng trị những kẻ có tội, kẻ mắc tội sẽ bị nhốt vào động cho hổ đói ăn thịt hoặc ném xuống ao sâu làm mồi cho con giải.
Thời vua Lê Đại Hành, các tù binh nhà Tống xâm lược Đại Cồ Việt năm 981 bị bắt giữ cũng bị nhốt tại đây.
Thời vua Lê Đại Hành, các tù binh nhà Tống xâm lược Đại Cồ Việt năm 981 bị bắt giữ cũng bị nhốt tại đây.
Sau này, động Am Tiên thành một ngôi chùa động. Những năm cuối cuộc đời, thái hậu Dương Vân Nga cũng xuất gia tu hành tại đây. Ngày nay, nơi đây là một ngôi chùa cổ linh thiêng ở Hoa Lư, với kiến trúc chùa động độc đáo, chùa vẫn giữ được nét cổ kính, bên ngoài cổng vào chùa có 2 ông Thiện và Ác gác cổng.
Sau này, động Am Tiên thành một ngôi chùa động. Những năm cuối cuộc đời, thái hậu Dương Vân Nga cũng xuất gia tu hành tại đây. Ngày nay, nơi đây là một ngôi chùa cổ linh thiêng ở Hoa Lư, với kiến trúc chùa động độc đáo, chùa vẫn giữ được nét cổ kính, bên ngoài cổng vào chùa có 2 ông Thiện và Ác gác cổng.
Ngay trên vách đá trước cửa chùa hiện dấu tích một bài thơ truyền khẩu tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Hậu Dương Vân Nga. Bài thơ có đoạn: Hai vai gồng gánh hai Vua/ Hai triều hoàng hậu, tu Chùa Am Tiên/ Theo chồng đánh Tống bình Chiêm/ Có công với nước, vô duyên với đời.
Ngay trên vách đá trước cửa chùa hiện dấu tích một bài thơ truyền khẩu tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Hậu Dương Vân Nga. Bài thơ có đoạn: "Hai vai gồng gánh hai Vua/ Hai triều hoàng hậu, tu Chùa Am Tiên/ Theo chồng đánh Tống bình Chiêm/ Có công với nước, vô duyên với đời".
Thời Lý, nhà sư Nguyễn Minh Không đã ở trong hang tụng kinh thuyết pháp, xây thêm các bệ thờ Phật ở trong hang, người đời sau tiếp tục mở rộng cảnh chùa chiền để khách thập phương hành hương đến đó. Hiện hang chính của động Am Tiên vừa là một chùa đá thờ phật và thiền sư Nguyễn Minh Không, vừa là một đền thờ các vị danh nhân thời Đinh như 2 cha con quan Trương Ma Ni và Trương Ma Sơn cùng thái hậu Dương Vân Nga.
Thời Lý, nhà sư Nguyễn Minh Không đã ở trong hang tụng kinh thuyết pháp, xây thêm các bệ thờ Phật ở trong hang, người đời sau tiếp tục mở rộng cảnh chùa chiền để khách thập phương hành hương đến đó. Hiện hang chính của động Am Tiên vừa là một chùa đá thờ phật và thiền sư Nguyễn Minh Không, vừa là một đền thờ các vị danh nhân thời Đinh như 2 cha con quan Trương Ma Ni và Trương Ma Sơn cùng thái hậu Dương Vân Nga.
Tại động Am Tiên vẫn còn nhiều tấm bia cổ hàng nghìn năm tuổi. Trong đó có một tấm bia từ thời Lý hiện chữ đã bị mờ hết. Một tấm bia dựng thời Vua Ðồng Khánh, chữ viết còn rõ ràng, nội dung nói về việc tu sửa chùa và động.
Tại động Am Tiên vẫn còn nhiều tấm bia cổ hàng nghìn năm tuổi. Trong đó có một tấm bia từ thời Lý hiện chữ đã bị mờ hết. Một tấm bia dựng thời Vua Ðồng Khánh, chữ viết còn rõ ràng, nội dung nói về việc tu sửa chùa và động.

Năm 2011, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt quy hoạch chi tiết khu động Am Tiên, bãi đỗ xe và khu dịch vụ phục vụ khu cố đô Hoa Lư - Tràng An thuộc dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An.

Năm 2011, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt quy hoạch chi tiết khu động Am Tiên, bãi đỗ xe và khu dịch vụ phục vụ khu cố đô Hoa Lư - Tràng An thuộc dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An.

Theo quy hoạch, khu vực động Am Tiên sẽ được tu tạo, khôi phục lại di tích như ở vị trí cũ, đồng thời sẽ xây dựng một khu chùa mới nằm trên đường vào động chùa cổ. Khi đưa vào khai thác du lịch, đây sẽ là điểm tham quan kỳ bí đối với nhiều du khách khi đến với Di sản thế giới Tràng An.
Theo quy hoạch, khu vực động Am Tiên sẽ được tu tạo, khôi phục lại di tích như ở vị trí cũ, đồng thời sẽ xây dựng một khu chùa mới nằm trên đường vào động chùa cổ. Khi đưa vào khai thác du lịch, đây sẽ là điểm tham quan kỳ bí đối với nhiều du khách khi đến với Di sản thế giới Tràng An.

Thái Bá