Hồ hóa đá Natron - Nơi các loài sinh vật đều biến thành xác ướp

(Dân trí) - Hồ Natron, Tanzania mang vẻ đẹp kỳ ảo với màu đỏ tươi như máu. Tại đây, người ta sẽ bắt gặp một hình ảnh rùng rợn chỉ có thể xuất hiện trong phim kinh dị. Hàng trăm xác các loài vật từ chim chóc tới dơi đều hóa thành xác ướp và đông cứng.

Được biết, tên gọi của hồ Natron được đặt theo một loại khoáng gây ra hiện tượng lượng kiềm cao ở hồ Natron. Với lượng pH vào khoảng 9 - 10,5 và nhiệt độ nước có thể lên tới 140 độ F (60 độ C). Chất kiềm trong hồ Natron có độ pH đến 10,5; có thể đốt cháy da và mắt của các sinh vật không thích ứng được với nó.

Những sinh vật bị hóa đá vì nước hồ
quá mặn và độ kiềm cao

Những sinh vật bị hóa đá vì nước hồ quá mặn và độ kiềm cao

Chim yến bị vôi hóa

Chim yến bị vôi hóa

Nước hóa kiềm là do lượng sodium carbonate và các khoáng chất khác đổ xuống hồ từ những đồi xung quanh. Và lượng trầm tích sodium carbonate, từng được dùng để ướp xác vào thời Ai Cập cổ, cũng biến thành hóa chất giữ xác hiệu quả cho những con vật thiệt mạng vì nhiễm nước hồ.

Chim sơn ca bị vôi hóa

Chim sơn ca bị vôi hóa

Người ta tin rằng, hồ Natron không phải là ngôi nhà lý tưởng cho các động vật ghé chân. Bất kể con vật xấu số nào đều có thể hóa thành đá và chết ngay tức khắc sau khi tiếp xúc với nước hồ. Theo tìm hiểu, sự kết hợp hóa học của các hóa chất trong nước hồ chính là nguyên nhân đã làm hóa đá các sinh vật rơi xuống mặt hồ.

Một con dơi bị vôi hóa

Một con dơi bị vôi hóa

Trên thực tế, chất kiềm của hồ Natron đã hỗ trợ hệ sinh thái dồi dào các đầm lầy muối, các sinh vật sinh sống tại đây. Một số ít loài sinh vật may mắn tồn tại được ở Natron là một vài loại tảo, vi khuẩn đặc hữu và chim hồng hạc. Trong mùa giao phối, hơn 2 triệu con hồng hạc cỡ trung sử dụng vùng hồ cạn này làm nơi sinh sản chính tại châu Âu. Tổ của hồng hạc được xây trên các hòn đảo nhỏ nổi lên giữa hồ trong mùa khô.

Màu nước hồ Natron

Màu nước hồ Natron

Tiếp cận bờ hồ Natron, nhiếp ảnh gia Nick Brandt đã chụp được những hình ảnh đáng sợ về vùng hồ bí ẩn này. Ý tưởng chụp ảnh của ông chính là nhặt những sinh vật mà ông tìm thấy trên bờ sông, sau đó đặt chúng ở những vị trí “sống”, đưa chúng về với cuốc sống như chúng đã từng có. Trong quá trình chụp ảnh, nếu chẳng may vụng về để hở các cuộn phim máy ảnh ra ngoài, chỉ trong vòng chưa đầy một phút các cuộn phim sẽ bị khô cong.

Ngoài hiện tượng phân hủy động vật ghê rợn thì hồ Natron cũng mang một vẻ đẹp kỳ ảo với màu đỏ tươi như máu tạo bởi các loài vi khuẩn đặc biệt. Nhiệt độ ở vùng hồ khá cao, lại luôn có nồng độ muối lớn khiến không khí ở đây vừa khô vừa nóng, khiến du khách dễ bị mất nước. Bởi vậy, hồ Natron được cho là không thích hợp đối với sự sống.

Nhữ Trang (tổng hợp)