"Hé lộ" nguyên nhân tên gọi về quần đảo Hải Tặc

Quần đảo Hải Tặc được biết đến với những giai thoại cướp biển ly kỳ của hơn 400 năm trước vơi các toán cướp có biệt danh “Cánh buồm đen” bất ngờ xuất hiện như từ dưới biển chui lên, tấn công chớp nhoáng khiến các tàu buôn đi lại trong vùng không kịp trở tay.

Quần đảo Hải Tặc nhìn từ xa.
Quần đảo Hải Tặc nhìn từ xa.

Quần đảo Hải Tặc hay còn gọi là xã đảo Tiên Hải, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Cách trung tâm thị xã khoảng 11 hải lý về hướng Tây Bắc, quần đảo Hải Tặc được biết đến với những giai thoại cướp biển ly kỳ của hơn 400 năm trước.

Theo các cụ cao niên ở địa phương, tên gọi quần đảo Hải Tặc ra đời gắn liền với liền với sự xuất hiện của băng nhóm cướp biển hoạt động trên vùng biển này và lấy những hòn đảo hoang trong vịnh Xiêm La làm căn cứ ẩn mình. Từ đây, các toán cướp có biệt danh “Cánh buồm đen” bất ngờ xuất hiện như từ dưới biển chui lên, tấn công chớp nhoáng khiến các tàu buôn đi lại trong vùng không kịp trở tay.

Hiện, có hai truyền thuyết nói về băng cướp biển khét tiếng này. Thứ nhất, cho rằng đây là những tay hảo hán dọc ngang trên vùng biển Tây Nam chỉ cướp của tàu buôn nước ngoài và tuyệt nhiên không giết người vô tội, số của cải cướp được họ dùng để chia cho dân nghèo.

Thứ hai, cho rằng đây là một đảng cướp khét tiếng man rợ, giết người như rạ… Nhưng đến nay vẫn không ai biết đâu mới là sự thật về băng đảng cướp có biệt danh “Cánh buồm đen” này, cũng như những bí ẩn về các kho báu mà bọn cướp cất giấu.

Sau hơn 400 năm kể từ ngày xuất hiện bọn cướp biển chọc trời khuấy nước, ngày nay, quần đảo Hải Tặc không còn là vùng đất lạ, một nơi ghê sợ đối với việc thông thương trên biển. Quần đảo Hải Tặc bây giờ đã trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn du khách vào mỗi dịp cuối tuần.

Và, trong những ngày lưu lại những hòn đảo hoang sơ này, hầu hết du khách vẫn háo hức tìm hiểu về vùng đất dữ một thời; cùng với đó là trải nghiệm mô hình du lịch cộng đồng đang phát triển khá hay ở nơi đây.

Một góc quần đảo Hải Tặc.
Một góc quần đảo Hải Tặc.
Nuôi cá lồng bè trên biển.
Nuôi cá lồng bè trên biển.
Các bè cá san sát giống như một ngôi làng giữa biển khơi.
Các bè cá san sát giống như một ngôi làng giữa biển khơi.

Người dân quần đảo Hải Tặc bám biển mưu sinh.
Người dân quần đảo Hải Tặc bám biển mưu sinh.
Cận cảnh ngư dân đánh lưới ghẹ trên vùng biển quần đảo Hải Tặc.
Cận cảnh ngư dân đánh lưới ghẹ trên vùng biển quần đảo Hải Tặc.

Người dân vận chuyển hải sản vào đất liền bán.
Người dân vận chuyển hải sản vào đất liền bán.
Phương tiện di chuyển từ bờ ra bè cá của người dân là các miếng xốp ghép lại với nhau.
Phương tiện di chuyển từ bờ ra bè cá của người dân là các miếng xốp ghép lại với nhau.
Bia chủ quyền trên đảo Hòn Tre - hòn đảo lớn nhất của quần đảo Hải Tặc.
Bia chủ quyền trên đảo Hòn Tre - hòn đảo lớn nhất của quần đảo Hải Tặc.
Quần đảo Hải Tặc hoang sơ, yên bình và ly kỳ với các giai thoại về băng cướp biển “Cánh buồm đen”.
Quần đảo Hải Tặc hoang sơ, yên bình và ly kỳ với các giai thoại về băng cướp biển “Cánh buồm đen”.

Du khách dong thuyền khám phá quần đảo Hải Tặc.
Du khách dong thuyền khám phá quần đảo Hải Tặc.
Làng nghề truyền thống - nghề đóng bè cá tại quần đảo Hải Tặc.
Làng nghề truyền thống - nghề đóng bè cá tại quần đảo Hải Tặc.
Bóng dáng thiếu nữ thấp thoáng bên hàng tre yên bình ở hòn đảo mang tên dữ một thời.
Bóng dáng thiếu nữ thấp thoáng bên hàng tre yên bình ở hòn đảo mang tên dữ một thời.

Theo Dân Việt