Đình Phả Trúc Lâm nơi lưu giữ nghề sản xuất những đôi hài Việt Nam

(Dân trí) - Ngày nay, phố Hàng Hành không còn kinh doanh các mặt hàng giày da nữa, nhưng vẫn còn Đình Trúc Lâm tọa lạc ở số 40 phố Hàng Hành được xây dựng từ thế kỷ 19, thờ tổ nghề giày da vẫn được những người làm nghề tìm về, họ coi đó là điểm tựa tinh thần trong sự nghiệp của mình.


Ảnh Hữu Thắng

Ảnh Hữu Thắng

Và cứ vào dịp xuân thu nhị kỳ, người làm nghề lại tề tựu về đây dâng hưởng tưởng nhớ công ơn của ông tổ nghề…

Sử sách xưa kia có ghi lại rằng, ông tổ của làng nghề da giầy là Nguyễn Thời Trung và ba người bạn cùng quê ở Làng Trúc Lâm, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương làm quan dưới thời nhà Mạc. Trong lần đi sứ bên Trung Quốc, các ông đã bí mật học được nghề thuộc da của người Hàng Châu nổi tiếng, sau khi học được nghề các ông đã mang nghề về truyền dạy cho dân làng Trúc Lâm làm kế sinh nhai. Kể từ đó trải qua bao tháng năm, nghề ngày một phát triển hưng thịnh.

Sau này, khi các ông qua đời, nhân dân trong làng đã tôn vinh các ông làm tổ nghề da giầy. Cho đến nay những người dân quê lên Hà Nội làm nghề thủ công hoặc buôn bán vẫn gắn bó với nghề về mặt vật chất cũng như về mặt tinh thần. Họ mang lên đây đức tin và cả tục thờ cúng ông tổ nghề và từ đó họ xây lên ngôi đình.

Có lẽ vì thế vào thế kỷ thứ XVII, những người thợ giầy giỏi của Hải Dương đã mang nghề lên làm ăn sinh sống ở đất Thăng Long kinh kỳ. Họ mở cửa hiệu trên các con phố Hàng Hành và Hàng Giầy khi đó… Nghề nuôi người, người gắn bó với nghề. Cứ thế nghề da dày sinh sôi nảy nở. Sau thời gian đã quần tụ, lập ấp, lập phường, họ bắt tay vào xây dựng đình Phả Trúc Lâm để tôn vinh thờ Tổ nghề của mình.

Theo ông Đỗ Hoàng Trung, Phó ban quản lý Đình Phả Trúc Lâm thì, từ lâu lắm rồi, một trong bách nghệ trăm nghề của đất kinh kỳ là nghề thuộc da làm và buôn bán nghề giầy da. Cùng với các ngành nghề khác, nghề thuộc da từ xưa đã thu hút khá nhiều thợ thủ công về lập nghiệp, đến nay nghề da giày xuất hiện ở Hà Nội đã ngót nghét 500 năm.

Các vị tổ nghề được tôn thờ là: Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung và ba người bạn cùng quê là các ông Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính, Nguyễn Sĩ Bân. Bốn ông đều sống dưới triều Lê - Mạc (thế kỷ XV). Nguyễn Thời Trung đỗ tiến sĩ khoa thi Ất Sửu, niên hiệu Thuần phúc nguyên niên, làm quan cho triều Mạc đến chức Thừa chánh sứ. Trong thời gian Nguyễn Thời Trung làm Chánh sứ sang Trung Quốc, các ông đã dừng lại ở Hàng Châu, nghiên cứu sự tài khéo, tinh xảo trong nghề đóng giày ở đây. Trải qua bao gian nan vất vả, các ông đã học thuộc nghề, nắm vững các bí quyết về thuộc da, đóng giày để rồi truyền lại cho cháu con sau này và kể từ ngày đó, Việt Nam đã sản sinh ra các làng nghề, phố nghề đóng giày da thủ công tại Hà Nội.

Thời gian đầu đình được người dân xây dựng bằng tre nứa, sau thời kỳ chiến tranh đình được tu bổ xây dựng thêm. Ngày 16/1/1999 đình được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Ảnh Hữu Thắng
Ảnh Hữu Thắng
Ông Đỗ Hoàng Trung, vốn là cán bộ xí nghiệp giầy Thượng Đình nay đã nghỉ hưu hy vọng cùng với truyền thống và nỗ lực vươn lên của các doanh nhân trong ngành giầy gia Việt Nam. Nghề truyền thống này ở Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển. Ảnh Hữu Thắng
Ông Đỗ Hoàng Trung, vốn là cán bộ xí nghiệp giầy Thượng Đình nay đã nghỉ hưu hy vọng cùng với truyền thống và nỗ lực vươn lên của các doanh nhân trong ngành giầy gia Việt Nam. Nghề truyền thống này ở Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển. Ảnh Hữu Thắng
Và cứ vào dịp xuân thu nhị kỳ, năm hai lần các doanh nhân trong nghề giầy da lại rủ nhau về đình tổ để tưởng nhớ công ơn của người đã mang nghề về đất nước mình. Ảnh Hữu Thắng
Và cứ vào dịp xuân thu nhị kỳ, năm hai lần các doanh nhân trong nghề giầy da lại rủ nhau về đình tổ để tưởng nhớ công ơn của người đã mang nghề về đất nước mình. Ảnh Hữu Thắng
Họ dâng lên những lễ vật để tưởng nhớ tri ân các ông tổ nghề. Ảnh Hữu Thắng
Họ dâng lên những lễ vật để tưởng nhớ tri ân các ông tổ nghề. Ảnh Hữu Thắng
Xưa ngôi đình được xây dựng bằng tre nứa, về sau này đình đã được những người con của nghề làm giầy da xây cất khang trang hơn. Ảnh Hữu Thắng
Xưa ngôi đình được xây dựng bằng tre nứa, về sau này đình đã được những người con của nghề làm giầy da xây cất khang trang hơn. Ảnh Hữu Thắng
Với lối kiến trúc độc đáo, cùng với truyền thống của nghề năm 1999 , đình đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ảnh Hữu Thắng
Với lối kiến trúc độc đáo, cùng với truyền thống của nghề năm 1999 , đình đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ảnh Hữu Thắng
ảnh Hữu Thắng
ảnh Hữu Thắng

Giờ đây không chỉ bó hẹp là sự kiện đơn lẻ, sự kiện dâng hương đình Đình tổ ngành da giầy đã thu hút được đông đảo giới truyền thông đến tìm hiểu. Ảnh Hữu Thắng

Giờ đây không chỉ bó hẹp là sự kiện đơn lẻ, sự kiện dâng hương đình Đình tổ ngành da giầy đã thu hút được đông đảo giới truyền thông đến tìm hiểu. Ảnh Hữu Thắng

Bài, ảnh: Hữu Thắng