Đà Nẵng: Thiên đường ẩm thực miền Trung
(Dân trí) - Đà Nẵng không chỉ được biết tới là một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, nơi đây còn nổi danh với nền ẩm thực phong phú của dải đất miền Trung.
Những ai từng tới Đà Nẵng đều có chung cảm giác muốn quay trở lại đây lần nữa. Lý do gì khiến thành phốĠbiển này hấp dẫn du khách tới vậy? Dạo quanh phố phường, tận hưởng bầu không khí trong lành để cảm nhận sự thân thiện của một thành phố du lịch lý tưởng, du khách bị “níu chân” bởi vô vàn những món ăn hấp dẫn. Đặc biệt giá thành của chúng đều ở mức “hàũ lòng”.
Bánh tráng thịt heo
Bánh tráng cuốn thịt heo đã trở thành thương hiệu riêng của Đà Nẵng và đang ngày càng được ưa chuộng. Thoạt nhiên, món ăn hấp dẫn ta bởi sự tổng hòa đa sắc của nhiều thực phẩm tươi sống. ŋhông đòi hỏi chế biến cầu kỳ nhưng món ăn cần sự tỷ mỷ khéo léo trong việc lựa chọn nguyên liệu.
Mì ướt mỏng mướt trắng mịn gần giống với phởĠcuốn của Hà Nội kết hợp cùng bánh tráng dai dai. Kế đó là thịt heo chỉ lựa chọn phần mông hoặc vai. Người đầu bếp chỉ chọn loại heo nặng chừng 50 kg đến 70 kg. Thịt được hấp hơi để giữ nguyên vị ngọt đậm. Rau xanh là thứ nguyên liệu không thể thiếu trůng món ăn đặc sắc này. Trên đĩa ăn, có thể thấy rất nhiều các món rau quen thuộc như xà lách, diếp cá, húng quế, hành để cọng xanh mướt, rau đắng, chút giá đỗ, hoa chuối thái sợi, dưa chuột bào mỏng, chuối chát... Mỗi thứ một chút, một ít kết hợp với nŨau như một vườn hoa khoe sắc.
Linh hồn của món ăn chính là mắm nêm. Mắm thơm và sánh, như cầu nối để liên kết các nguyên liệu với nhau cùng một nhịp. Xếp bánh tráng vào đĩa, gắp miếng thịt heo để lên trên, kết hợp các nguyên liệu với nhau, gói thành miếng cuốn nhỏ xinh rồi chấm vào bát mắm nêm, hãy nhai chầm chậm để cảm nhận hương vị đặc biệt này.
Mỳ Quảng
Mỳ Quảng có hương vị khác hẳn phở Bắc, bún bò Huế. Món ăn gồm rất nhiều loại để du khách lựa chọn như mỳ sườn, mỳ cá lóc, mỳ lươn... nhưng trong đó truyền thống nhất là ŭỳ Quảng tôm, gà, thịt.
Nét đặc trưng nhất của tô mỳ là những cọng mỳ dày, to thô hòa cùng hương vị thanh ngọt của nước hầm xương mà dân địa phương vẫn gọiĠlà nước lèo. Theo kinh nghiệm, mỳ Quảng phải được ăn kèm cùng rất nhiều rau sống như xà lách, húng quế, giá sống, rau răm, hành hoa, mùi, hoa chuối thái m\ỏng...Thành phần đặc biệt khác của tô mỳ chính là lạc rang và bánh tráng mè nướng giòn. Khi ăn, Ŵhực khách trộn đều tất cả nguyên liệu với nhau rồi từ từ thưởng thức.
Bánh xèo Đà Nẵng
Bánh xèo Đà Nẵng có kích thước nhỏ nhắn hơn so với bánh xèo miền Tây. Được làm từ bột gạo xay, bánh còn có thêm bột nghệ và lòng đỏ trứng để tạo màu. Nguyên liệu cho nhân bánh khá giống với các loại thông thường khác gồm tôm đồng, thịt ba chỉ tươi, giá đỗ, rau sống...
Khi có khách tới ăn, người chủ hàng mới Ţắt đầu đổ bột vào chảo. Bột gặp dầu nóng phát ra âm thanh “xèo, xèo” rất vui tai. Sau đó tôm, thịt ba chỉ thái nhỏ được cho vào giữa chảo. Bánh chín với lớp vỏ mỏng tang, vàng ruộm và nóng giòn tỏa ra hương béo ngậy của những nguyên liệu tươi mới. ĐặcĠbiệt món nước chấm được pha chế từ gan lợn và lạc rang xay nhuyễn để tạo thành thứ nước sệt, béo, bùi. Ngoài bánh tráng mỏng, các quán ăn còn kèm thêm những lá cải cay to bản để cuốn thêm bánh.
Bún mắm thịt quay
Bún mắm thịt qŵay đã trở thành món ăn rất gần gũi với người dân Đà Nẵng. Du khách có thể tìm gặp món ăn này từ những cửa hiệu sang trọng cho đến các quán ăn bình dân nơi ngõ hẻm.
Nét “duyên dáng” nhất của một tô bún mắm có lẽ chính là mắm nêm. Mắm được làm từ cá cơm ướp muối biển. Khi chín, mắm có mùi vị rất đặc trưng. Loại mắm này được bán ở rất nhiều các khu chợ truyền thống. Tuy nhiên để vừa Ŷị hơn, người nấu bếp khi dùng mắm nêm chế biến thường cho thêm đường, tỏi, ớt, dứa xay và chút chanh.
Một tô bún mắm khá đầy đặn với bún, rau sống, thịt heo quay bì giòn và mắm nêm. Khi ăn, du khách phải trộn đều các nguyên liệu để mắm thấm đ᷁u vào bún. Hương vị mắm dịu nhẹ, không quá gắt, hòa quyện đều vào thịt, bún khiến cảm giác “càng ăn càng đã”.
Việt Hà
(Tổng hợp)