Chuyện thú vị xung quanh các con hẻm ở Hội An
(Dân trí) - Hội An luôn là điểm đến của những người yêu thích du lịch. Đến Hội An cả trăm lần, lần nào tôi cũng tìm thấy những thú vị mới. Lần này tôi lại khám phá ra một điều thú vị nữa; đó là những con hẻm (người Bắc gọi là ngách) ở đây.
Dọc theo đường Bạch Đằng, Trần Phú, Nguyễn Thái Học… có thể nhìn thấy những con hẻm một cách dễ dàng nếu bạn cố gắng chú ý một chút. Có những con hẻm rộng trên một sải tay (hơn 1,5 mét) nhưng cũng có hẻm chỉ hơn nửa mét. Những con hẻm nhỏ xinh có nhiều ở đô thị cổ Hội An
Nhà cổ Hội An đa phần là nhà 2 mặt, một mặt trổ đường này và mặt kia là đường bên kia. Những con hẻm vì vậy mà chạy suốt theo chiều dài căn nhà, có khi hẻm dài cả trăm mét. Thông thường hẻm theo chiều thẳng, rất ít khi hẻm bị cong vì vậy mà đứng bên này có thể nhìn thấy người đi bộ phía bên kia. Có những con hẻm sâu hun hút nhưng tất cả đều hướng ra bờ sông Hoài
Bây giờ thử đặt câu hỏi vì sao lại có những con hẻm đó? Câu hỏi này cũng không dễ dàng trả lời nếu như chúng ta không tìm hiểu lịch sử về vùng đất Hội An xưa.
Ngày xưa Hội An là một thương cảng rất phồn thịnh của xứ Đàng Trong (ở đây xin được nói thêm, đầu thế kỷ 17, Đàng Trong do các Chúa Nguyễn cai trị trong khi Đàng Ngoài do các chúa Trịnh cai trị. Ở Đàng Ngoài có Phố Hiến là thương cảng sầm uất). Việc buôn bán chủ yếu là các thuyền người nước ngoài đến cập cảng Hội An. Hàng hóa đưa lên bờ buôn bán, trao đổi.
Tuy nhiên các chủ thuyền cần nhất là lương thực, củi đốt và nước uống. Lương thực và củi thì có thể mua trên sông cũng tiện nhưng nước uống thì chắc chắn phải lên bờ gánh xuống. Hội An có khá nhiều giếng khơi nhưng nổi tiếng nhất là giếng Bá Lễ. Tương truyền giếng Bá Lễ có nguồn gốc của người Chăm, về sau có một người đàn bà tên Bá Lễ bỏ mấy trăm bạc Đông Dương ra thuê người vét giếng. Từ đó, giếng Bá Lễ trở thành nơi cung cấp nước ngọt lớn nhất cho các tàu buôn nước ngoài.
Có hẻm làm nơi kinh doanh buôn bán
Căn cứ vào một con hẻm (từ đường Trần Phú ra đường Nguyễn Thái Học) có chiều ngang chỉ hơn nửa mét mới có thể khẳng định điều này. Với chiều ngang con hẻm rất hẹp thì chỉ có gánh một đôi thùng nước mới có thể đi lọt qua chứ gánh một đôi thúng (như thúng gạo) thì chắc chắn là bị kẹt lại rồi. Từ giếng Bá Lễ nếu gánh nước đi theo đường lớn để xuống bến sông có thể phải đi cả cây số nhưng nếu đi tắt qua các con hẻm thì chỉ còn hơn nửa cây số mà thôi. Bất cứ con phố cổ nào ở Hội An cũng đều có hẻm thông với nhau
Tôi đã thử chạy chiếc xe máy qua con hẻm hẹp nhất phố cổ này và tất nhiên phải dắt xe lui trở lại vì xe qua không lọt (chiều ngang tay lái xe máy là 65 cm). Một khách Tây có chiều ngang hơn nửa mét cũng không đi lọt qua được. Tuy hẹp nhưng nhìn bên dưới là những hòn đá được lát một cách cẩn thận, có tính toán hẳn hoi. Như vậy rõ ràng việc lát đá cho con hẻm chật hẹp này cũng để sử dụng với mục đích đi tắt qua cho nhanh chứ không hề lót... cho vui.
Hầu hết những con hẻm ở Hội An đều có cửa hông nhà cổ trổ ra để đi
Hẻm ở Hội An còn có một tác dụng nữa là dùng vào lối đi phụ cho các gia đình. Vì sao có thể nói như vậy? Hãy đi vào các con hẻm sẽ thấy dọc theo các căn nhà dài như vậy người ta có trổ một cánh cửa ở bên hông để dùng cho việc đi lại nhanh mà không qua cửa chính. Cửa không trổ vào nhà chính mà vào trổ ở vùng lộ thiên phục vụ cho việc đi chợ.
Do ảnh hưởng quan niệm “trọng nam khinh nữ” nên ngày xưa, người Hoa ở Hội An luôn kiêng việc phụ nữ đem những đồ bẩn, tanh (như cá, thịt ...) đi vào gian nhà chính. Và chắc chắn là họ cũng dùng cửa phụ để gánh nước vào nhà phục vụ ăn uống, tắm giặt, đổ rác... nữa.
Những người lớn lên từ Hội An cũng sẽ không bao giờ quên một thú vui thời thơ ấu; đó là trò chơi cút bắt, trốn tìm. Chơi cút bắt mà có những con hẻm như vậy thì dễ gì mà bắt được vì bọn trẻ rất tinh nghịch. Đón đầu này thì nó lại chạy sang hẻm kia…
B.Thuyên-C.Bính
Bây giờ thử đặt câu hỏi vì sao lại có những con hẻm đó? Câu hỏi này cũng không dễ dàng trả lời nếu như chúng ta không tìm hiểu lịch sử về vùng đất Hội An xưa.
Ngày xưa Hội An là một thương cảng rất phồn thịnh của xứ Đàng Trong (ở đây xin được nói thêm, đầu thế kỷ 17, Đàng Trong do các Chúa Nguyễn cai trị trong khi Đàng Ngoài do các chúa Trịnh cai trị. Ở Đàng Ngoài có Phố Hiến là thương cảng sầm uất). Việc buôn bán chủ yếu là các thuyền người nước ngoài đến cập cảng Hội An. Hàng hóa đưa lên bờ buôn bán, trao đổi.
Giếng nước Bá Lễ nằm trong hẻm
Có hẻm làm nơi kinh doanh buôn bán
Việc đưa nước xuống các tàu thuyền ngày xưa chủ yếu dựa và việc gánh nước kiểu thủ công. Người gánh nước luôn tìm con đường ngắn nhất để gánh, vì vậy từ giếng Bá Lễ họ đi tắt qua những con hẻm mới đỡ công gánh nước lên các thuyền.
Có những con hẻm chỉ vừa lọt 1 người hay 1 xe máy đi qua
Tôi đã thử chạy chiếc xe máy qua con hẻm hẹp nhất phố cổ này và tất nhiên phải dắt xe lui trở lại vì xe qua không lọt (chiều ngang tay lái xe máy là 65 cm). Một khách Tây có chiều ngang hơn nửa mét cũng không đi lọt qua được. Tuy hẹp nhưng nhìn bên dưới là những hòn đá được lát một cách cẩn thận, có tính toán hẳn hoi. Như vậy rõ ràng việc lát đá cho con hẻm chật hẹp này cũng để sử dụng với mục đích đi tắt qua cho nhanh chứ không hề lót... cho vui.
Hầu hết những con hẻm ở Hội An đều có cửa hông nhà cổ trổ ra để đi
Hẻm ở Hội An còn có một tác dụng nữa là dùng vào lối đi phụ cho các gia đình. Vì sao có thể nói như vậy? Hãy đi vào các con hẻm sẽ thấy dọc theo các căn nhà dài như vậy người ta có trổ một cánh cửa ở bên hông để dùng cho việc đi lại nhanh mà không qua cửa chính. Cửa không trổ vào nhà chính mà vào trổ ở vùng lộ thiên phục vụ cho việc đi chợ.
Những con hẻm ở Hội An cũng là nơi các tay máy nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp "trổ tài"
Những người lớn lên từ Hội An cũng sẽ không bao giờ quên một thú vui thời thơ ấu; đó là trò chơi cút bắt, trốn tìm. Chơi cút bắt mà có những con hẻm như vậy thì dễ gì mà bắt được vì bọn trẻ rất tinh nghịch. Đón đầu này thì nó lại chạy sang hẻm kia…