Chiêm ngưỡng “núi thơ” độc đáo nhất Việt Nam

(Dân trí) - Dục Thúy Sơn là hòn non bộ kỳ vĩ của thành phố Ninh Bình, nơi đây hiện còn lưu giữ hơn 40 bài thơ cổ khắc trên đá núi. Ngoài là “cảnh tiên cõi tục”, Dục Thúy Sơn còn làm mê hồn du khách với “thơ phú anh hoa đầy gấm vóc”.

Núi Dục Thúy nằm ở phía Đông thành phố Ninh Bình, nơi ngã 3 sông Đáy và sông Vân giao nhau. Núi được xem là hòn non bộ kỳ vĩ của thành phố Ninh Bình, mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt du khách đến tham quan. Đây khổng chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp cảnh tiên cõi tục còn nổi tiếng là núi thơ độc đáo nhất Việt Nam.
Núi Dục Thúy nằm ở phía Đông thành phố Ninh Bình, nơi ngã 3 sông Đáy và sông Vân giao nhau. Núi được xem là hòn non bộ kỳ vĩ của thành phố Ninh Bình, mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt du khách đến tham quan. Đây khổng chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp "cảnh tiên cõi tục" còn nổi tiếng là "núi thơ" độc đáo nhất Việt Nam.
Dục Thúy Sơn hiện còn lưu giữ hơn 40 bài thơ khắc trên đá núi, trải qua hàng trăm năm nay vẫn trường tồn với thời gian. Vì thế, núi thơ đặc biệt này đã được xếp hạng di tích lịch sử, danh thắng cấm xâm hại. Ngay dưới chân núi, chính quyền địa phương trưng biển cấm du khách xâm hại từ nhiều năm nay.
Dục Thúy Sơn hiện còn lưu giữ hơn 40 bài thơ khắc trên đá núi, trải qua hàng trăm năm nay vẫn trường tồn với thời gian. Vì thế, "núi thơ" đặc biệt này đã được xếp hạng di tích lịch sử, danh thắng cấm xâm hại. Ngay dưới chân núi, chính quyền địa phương trưng biển cấm du khách xâm hại từ nhiều năm nay.
Để lên được trên đỉnh Dục Thúy Sơn, duy khách phải leo gần 100 bậc cầu thang. Hai bên đường lên, cây xanh tỏa bóng mát, những phiến đá to nằm men theo đường đi tạo nên khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ. Dục Thúy Sơn còn được gọi với nhiều tên khác như núi Non Nước, hay xưa kia là Hồ Thanh Sơn...
Để lên được trên đỉnh Dục Thúy Sơn, duy khách phải leo gần 100 bậc cầu thang. Hai bên đường lên, cây xanh tỏa bóng mát, những phiến đá to nằm men theo đường đi tạo nên khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ. Dục Thúy Sơn còn được gọi với nhiều tên khác như núi Non Nước, hay xưa kia là Hồ Thanh Sơn...
Không cần lên đỉnh Dục Thúy Sơn, khi leo từ dưới chân núi lên du khách đã bắt đầu được chiêm ngưỡng những bài thơ khắc bằng chữ Hán in sâu vào từng vách đá. Có những nơi có từ 3 - 4 bài thơ được khắc liền nhau. Theo lịch sử còn ghi chép lại, danh nhân Trương Hán Siêu là người phát hiện ra vẻ đẹp của ngọn núi này, ông đã đặt tên núi là Dục Thúy, ông cũng là người đầu tiên khắc thơ vào núi.
Không cần lên đỉnh Dục Thúy Sơn, khi leo từ dưới chân núi lên du khách đã bắt đầu được chiêm ngưỡng những bài thơ khắc bằng chữ Hán in sâu vào từng vách đá. Có những nơi có từ 3 - 4 bài thơ được khắc liền nhau. Theo lịch sử còn ghi chép lại, danh nhân Trương Hán Siêu là người phát hiện ra vẻ đẹp của ngọn núi này, ông đã đặt tên núi là Dục Thúy, ông cũng là người đầu tiên khắc thơ vào núi.
Những bài thơ cổ in sâu vào đá núi khiến Dục Thúy Sơn được mệnh danh là thơ phú anh hoa đầy vách gấm. Ngoài Trương Hán Siêu, một số danh nhân khác khi đi qua thấy vẻ đẹp mê hồn của Dục Thúy Sơn cũng đã làm thơ khắc vào đá núi như: Trần Nhân Tông, Lê Hiền Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Thì Sỹ...
Những bài thơ cổ in sâu vào đá núi khiến Dục Thúy Sơn được mệnh danh là "thơ phú anh hoa đầy vách gấm". Ngoài Trương Hán Siêu, một số danh nhân khác khi đi qua thấy vẻ đẹp mê hồn của Dục Thúy Sơn cũng đã làm thơ khắc vào đá núi như: Trần Nhân Tông, Lê Hiền Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Thì Sỹ...
Các bài thơ được khắc tại Dục Thúy Sơn chủ yếu bằng chữ Hán, với nhiều thể loại khác nhau. Nhiều nhất là loại thơ tứ tuyệt (4 chữ), ngũ ngôn (5 chữ), bát cú (8 câu), thất ngôn (bảy chữ). Nội dung những bài thơ đều thiên về tả cảnh, tả tình gửi gắm niềm tâm sự riêng tư, suy ngẫm về sự hưng vong và nhân tình thế thái…
Các bài thơ được khắc tại Dục Thúy Sơn chủ yếu bằng chữ Hán, với nhiều thể loại khác nhau. Nhiều nhất là loại thơ tứ tuyệt (4 chữ), ngũ ngôn (5 chữ), bát cú (8 câu), thất ngôn (bảy chữ). Nội dung những bài thơ đều thiên về tả cảnh, tả tình gửi gắm niềm tâm sự riêng tư, suy ngẫm về sự hưng vong và nhân tình thế thái…
Anh hùng dân tộc, nhà văn hóa Nguyễn Trãi có lần qua Dục Thúy Sơn đã không nén nổi cảm xúc. Ông thấy núi như một tuyệt tác của thiên nhiên mà trời đất đã ưu ái ban tặng cho con người. Ông tưởng tượng Dục Thúy Sơn như “Bông sen nở trên mặt nước, cảnh tiên sa xuống trần gian.
Anh hùng dân tộc, nhà văn hóa Nguyễn Trãi có lần qua Dục Thúy Sơn đã không nén nổi cảm xúc. Ông thấy núi như một tuyệt tác của thiên nhiên mà trời đất đã ưu ái ban tặng cho con người. Ông tưởng tượng Dục Thúy Sơn như “Bông sen nở trên mặt nước, cảnh tiên sa xuống trần gian".
Không gian trên đỉnh núi từ lâu đã được quy hoạch sạch đẹp để du khách mỗi khi đến tham quan núi có cơ hội chiêm ngắm những bài thơ cổ. Khuôn viên trên đỉnh núi rộng hàng trăm m2, có ghế đá, cây xanh, và tượng đài người danh hùng quê hương Ninh Bình Lương Văn Tụy.
Không gian trên đỉnh núi từ lâu đã được quy hoạch sạch đẹp để du khách mỗi khi đến tham quan núi có cơ hội chiêm ngắm những bài thơ cổ. Khuôn viên trên đỉnh núi rộng hàng trăm m2, có ghế đá, cây xanh, và tượng đài người danh hùng quê hương Ninh Bình Lương Văn Tụy.
Không chỉ có những bài thơ chữ Hán, mà nhiều bài thơ khắc bằng tiếng Việt cũng được nhiều danh nhân yêu thi ca khi đến thăm núi Dục Thúy cũng thả hồn làm thơ rồi khắc vào đây cho sự lưu dấu tại nơi này.
Không chỉ có những bài thơ chữ Hán, mà nhiều bài thơ khắc bằng tiếng Việt cũng được nhiều danh nhân yêu thi ca khi đến thăm núi Dục Thúy cũng thả hồn làm thơ rồi khắc vào đây cho sự lưu dấu tại nơi này.
Những bài thơ in sâu trong đá, trải qua hàng trăm năm vẫn trường tồn với thời gian. Tất cả minh chứng, núi Non Nước vốn là ngọn núi đẹp, thơ mộng, đầy ắp những cảm xúc thi ca nên đời nối tiếp đời nhiều vị quân vương, hoàng đế, tao nhân mạc khách khi có dịp đi qua Ninh Bình đều tìm đến đây thăm thú, thưởng ngoạn cảnh sơn thuỷ hữu tình và không ít người đã đề thơ, tạc thơ vào vách đá.
Những bài thơ in sâu trong đá, trải qua hàng trăm năm vẫn trường tồn với thời gian. Tất cả minh chứng, núi Non Nước vốn là ngọn núi đẹp, thơ mộng, đầy ắp những cảm xúc thi ca nên đời nối tiếp đời nhiều vị quân vương, hoàng đế, tao nhân mạc khách khi có dịp đi qua Ninh Bình đều tìm đến đây thăm thú, thưởng ngoạn cảnh sơn thuỷ hữu tình và không ít người đã đề thơ, tạc thơ vào vách đá.
Những bài thơ trên đá làm cho Non Nước trở thành trường hợp hiếm có ở Việt Nam, và không phải núi non, hang động nào được xếp loại danh thắng cũng được khắc thơ nhiều như vậy.
Những bài thơ trên đá làm cho Non Nước trở thành trường hợp hiếm có ở Việt Nam, và không phải núi non, hang động nào được xếp loại danh thắng cũng được khắc thơ nhiều như vậy.
Lầu Nghinh Phong trên đỉnh núi Dục Thúy, từ đây du khách có thể phóng tầm nhìn về 4 phương, thấy được vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Đáy, sông Vân, thành phố Ninh Bình... Nghỉ chân tại Nghinh Phong, du khách cũng có thể thả hồn buông thơ để ca ngợi của vẻ đẹp nơi đây.
Lầu Nghinh Phong trên đỉnh núi Dục Thúy, từ đây du khách có thể phóng tầm nhìn về 4 phương, thấy được vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Đáy, sông Vân, thành phố Ninh Bình... Nghỉ chân tại Nghinh Phong, du khách cũng có thể thả hồn buông thơ để ca ngợi của vẻ đẹp nơi đây.

Thái Bá

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm