Các chiêu giúp du khách đối phó với nạn “chặt chém” dịp 30/4

(Dân trí) - Những du khách thiếu trải nghiệm thường là mục tiêu của các đối tượng “chặt chém” tại các khu du lịch, đặc biệt trong những ngày cao điểm nghỉ lễ 30/4. Cùng với đó, du khách cũng có thể có nguy cơ bị cướp bóc hoặc quấy rối tình dục.

Dưới đây là một số gợi ý giúp du khách đối phó với những tình huống không đáng có trong kỳ nghỉ lễ này.

Tuyệt đối không đi theo “cò”

(Ảnh chỉ có tính minh hoạ)
(
(Ảnh chỉ có tính minh hoạ)

Giúp sức để chủ quán “chặt chém” du khách là lực lượng “cò” mồi chài quán ăn rất đông đảo. Từ “cò” chạy xe máy đến “cò” chạy taxi dùng đủ mánh để chèo kéo khi các quán ăn sẵn sàng chơi đẹp bằng hoa hồng 20-30% số tiền móc túi khách cho “cò”.

Nhiều điểm du lịch, đặc biệt vào các kỳ nghỉ lễ lực lượng “cò” đi xe máy lên đến hàng chục người. Mỗi ngày một “cò” có thể kiếm được ít nhất 1 triệu đồng, có ngày lên tới 3 – 4 triệu đồng, những ngày nghỉ lễ, số tiền còn tăng hơn nữa.

Thực tế, những chiếc “máy chém” này luôn làm hãi hùng khách du lịch, vì vậy, tốt nhất là bạn nên sử dụng các dịch vụ hợp pháp, đáng tin và có thương hiệu. Khi đi du lịch, bạn nên hỏi thăm bạn bè hoặc tìm kiếm trên internet những địa điểm nổi tiếng, những quán ăn ngon được nhiều du khách yêu thích, bình chọn.

Nếu không, khi tới khách sạn, nơi bạn lưu trú, bạn có thể hỏi thăm thông tin tại lễ tân khách sạn, nơi bạn ở, họ sẽ cung cấp những thông tin thiết thực nhất cho bạn.

Luôn mang theo “bùa hộ thân” trong suốt cuộc hành trình

Những số điện thoại khẩn cấp là “bùa hộ thân” mà chúng ta luôn cần có bất kể đi du lịch tới nơi nào. Bạn có thể viết vào một mảnh giấy hoặc lưu vào di động của bạn những số điện thoại của: Cảnh sát khu vực, dịch vụ hỗ trợ khách du lịch (nếu có), khách sạn nơi bạn ở, công ty cung cấp gói dịch vụ du lịch mà bạn mua. Nếu ra nước ngoài thì đường dây liên lạc khẩn cấp của sứ quán nước mình ở quốc gia mà bạn đang đi du lịch rất quan trọng.

Một số điều thận trọng

Có thể bạn đã nghe thấy lời khuyên này trước đây: Đừng tỏ vẻ mình là khách du lịch. Điều này khiến bạn dễ bị chú ý một cách không mong muốn và trở thành nạn nhân bị chặt chém.

Hãy tỏ vẻ như định đến thăm ai đó ở nơi bạn cần đến. Đặc biệt, bạn không nên tiết lộ thông tin cá nhân để tránh bị lợi dụng. Bạn có thể chụp ảnh chiếc xe hoặc biển số xe để đề phòng trường hợp bị lừa.

Cẩn thận với cân điêu, lừa đảo

Tại một số điểm du lịch những người bán hàng rong thường sử dụng “cân điêu” nhưng có một cách đơn giản, khá dễ dàng mà bạn có thể áp dụng trong bất cứ trường hợp nào.

Ví dụ, người mua chỉ cần răn đe, giả vờ nói: “Nhà tôi ở bên đường, anh/chị cân cho đúng, tôi mang về cân lại nếu thiếu tôi đem trả”. Như vậy, ngay lập tức người bán có thể sẽ trừ đi 2 lạng hiển thị trên cân cho khách hàng, ví dụ thay vì 8 lạng thì bạn chỉ phải trả tiền 6 lạng.

Đã có nhiều du khách rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì những chiêu trò “chặt chém” và móc túi du khách của người dân địa phương.

Khi gia đình được một người dân chào mời sử dụng dịch vụ cưỡi ngựa với giá 200 ngàn đồng/tiếng, vì các con thích quá nên anh đã đồng ý. Khi cưỡi xong, cậu dắt ngựa trở mặt cho biết lúc đầu thì tính theo giờ nhưng cưỡi xong lại tính theo bước chân! Và giá mỗi bước chân ngựa là 10 ngàn đồng, tuy nhiên không phải thế là xong chuyện. Cậu này đòi nhân lên 4 lần cho mỗi lần ngựa bước bởi ngựa có… 4 chân! “Kết cục, chúng tôi phải trả 500 ngàn đồng”.

Vì thế, cảnh báo tốt nhất cho các gia đình nếu đi du lịch thì nên tìm hiểu thật kĩ thông tin, xin kinh nghiệm để né tránh những chiêu đưa khách vào tròng một cách bài bản, chuyên nghiệp của người dân các khu du lịch.

Song An (Tổng hợp)