Bên trong căn hầm bí mật dưới Hoàng thành Thăng Long

(Dân trí) - Sau nhiều năm đóng cửa, ngày 20/12/2012, hầm chỉ huy tác chiến đã được mở cửa để phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước. Tại đây, khách tham quan có thể hiểu rõ chặng đường chống Mỹ của quân đội ta, nhất là những tháng ngày chiến đấu với B52 trên bầu trời Hà Nội.

Nằm bên dưới tòa nhà Cục Tác chiến trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long, hầm chỉ huy tác chiến được thiết kế bằng bê tông cốt thép kiên cố và có khả năng chống được sức công phá của bom tấn, tên lửa, bom nguyên tử.

 

Được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1965, hầm chỉ huy tác chiến được đúc bằng bê tông cốt thép và chia làm 3 lớp. Lớp giữa đổ cát dày nửa mét chống được sức công phá của bom tấn, tên lửa, bom nguyên tử và vũ khí hóa học. Đây chính là căn hầm được đánh giá hiện đại nhất lúc bấy giờ.

 

Cánh cửa có khả năng chống được sức công phá của bom nguyên tử
Cánh cửa có khả năng chống được sức công phá của bom nguyên tử

Không gian phòng trực ban tác chiến.

Không gian phòng trực ban tác chiến.

 

Hầm được kết cấu nửa nổi, nửa chìm bằng bê tông nguyên khối với khối lượng khoảng 1000 m3, nóc nhô lên khỏi mặt đất 1,4m,  tường dày 40cm. Trong hầm có hệ thống điều hòa nhiệt độ bằng hơi nước và thông hơi, lọc độc, chống nhiễu từ...

 

Các thiết bị liên lạc bên trong cabin của phòng trực ban tác chiến
Các thiết bị liên lạc bên trong cabin của phòng trực ban tác chiến

Các thiết bị liên lạc bên trong cabin của phòng trực ban tác chiến

Trong hầm còn rất nhiều trang thiết bị như: điện thoại, tai nghe của tiêu đồ viên, đài radio, máy đánh chữ…
 
Các hệ thống ổ điện của hầm

Các hệ thống ổ điện của hầm

 

Với diện tích 64 m2, hầm được chia ra làm 3 phòng: phòng giao ban tác chiến, phòng trực ban tác chiến và phòng thông hơi lọc độc lọc sạch.

 

Phòng lớn nhất là phòng trực ban, có diện tích khoảng 34 m2. Phòng trực ban tác chiến với 4 cabin cùng hệ thống tiêu đồ xác định vị trí máy bay của cả ta và Mỹ phục vụ công tác chỉ huy tác chiến, bản đồ chiến sự, hệ thống thông tin liên lạc, còi báo động, loa phóng thanh thông báo máy bay địch.

 

Đây chính là nơi mà cán bộ, nhân viên làm việc 24/24 giờ, có nhiệm vụ trực tiếp trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gọi, hỏi, theo dõi tình hình bảo vệ miền Bắc và chiến sự diễn ra trên các chiến trường Đông Dương, đề xuất với Bộ tổng Tham mưu các phương án tác chiến...

 

Rất nhiều du khách tới tham quan hầm
Rất nhiều du khách tới tham quan hầm

Phòng giao ban tác chiến

Phòng giao ban tác chiến

 

Hai phòng còn lại là phòng đặt trang thiết bị, động cơ lọc độc lọc sạch có diện tích 10 mét vuông gần cửa hầm ở hướng Nam và phòng giao ban tác chiến có diện tích 20 mét vuông gần cửa hầm phía Đông. Dưới hầm còn lưu lại khá nhiều hiện vật, như: bàn làm việc của Bộ Tổng tham mưu, bản tiêu đồ khổ lớn để định hướng máy bay địch, những bộ điện đàm…

 

Cửa tự động thoát hơi
Cửa tự động thoát hơi

Hệ thống máy móc đảm bảo việc lọc bụi, lọc khí cho căn hầm dưới lòng đất

Hệ thống máy móc đảm bảo việc lọc bụi, lọc khí cho căn hầm dưới lòng đất

 

Do được xây dựng vào thời kỳ Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc cuối năm 1964 nên hầm chỉ huy tác chiến là một bộ phận trọng yếu của tổng hành dinh bao gồm cả hầm D67 là nơi làm việc của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khi có chiến sự, toàn bộ lãnh đạo quân đội cũng như Bộ Chính trị cùng xuống hầm họp bàn và đưa ra các chỉ đạo tác chiến toàn quân.

 

Trong những ngày máy bay B52 bắn phá, hầm chỉ huy tác chiến cũng chính là nơi họp bàn của nhiều đồng chí lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

 

Ngoài ra trong hầm còn có phòng thông hơi, lọc độc, lọc sạch, thông gió tự nhiên

Ngoài ra trong hầm còn có phòng thông hơi, lọc độc, lọc sạch, thông gió tự nhiên

 

Sau nhiều năm đóng cửa, ngày 22/12/2012, hầm chỉ huy tác chiến đã được mở cửa để phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước. Tại đây, khách tham quan có thể  hiểu rõ chặng đường chống Mỹ của quân đội ta, nhất là những tháng ngày chiến đấu với B52 trên bầu trời Hà Nội.

 

Bài & ảnh: Nhữ Trang