Vẻ đẹp viên ngọc kiến trúc Pháp nằm giữa Sài Gòn

Được xây dựng từ những năm đầu của thế kỉ XX, qua gần 100 năm tồn tại, toà biệt thự 99 cửa sổ mà hiện nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vẫn giữ gần như nguyên vẹn vẻ đẹp tráng lệ pha nét kì bí của lối kiến trúc kết hợp Đông – Tây hài hoà.

Ngôi nhà lưu giữ lịch sử Sài Gòn

Toạ lạc ở ngay chính giữa khu vực trung tâm Sài Gòn sầm uất nhưng không gian của khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM gần như tách khỏi mọi sự ồn ào nơi phố thị. Sự yên tĩnh, trầm mặc bao trùm lên khối công trình đồ sộ này là “gia vị” cho nhiều giai thoại huyền bí được truyền miệng qua nhiều thế hệ người Sài Gòn.

Vẻ đẹp viên ngọc kiến trúc Pháp nằm giữa Sài Gòn - 1

Tuy nhiên, sau tất cả những lời đồn đại và sự tích kì bí chưa lời giải đáp, toà dinh thự này vẫn là nơi dừng chân lí tưởng của nhiều lượt khách trong nước lẫn quốc tế mỗi khi đến với Sài Gòn nhờ lối kiến trúc Baroque ấn tượng. Từng chi tiết trong ngôi nhà này đều toát lên một sự trau chuốt vô cùng tỉ mỉ, từ những hoạ tiết uốn cong duyên dáng ở tay vịn cầu thang và ban công, phần mái ngói lượn sóng chạm trổ cầu kì tới từng viên gạch hoa lát sàn đẹp mắt.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là chiếc thang máy bằng gỗ kiểu cổ đặt giữa nhà có tuổi đời lên tới hơn 80 năm. Đây là một trong những chiếc thang máy được lắp đặt đầu tiên ở Sài Gòn với độ bền đáng kinh ngạc, sau gần một thế kỉ vẫn có thể hoạt động tốt.

Khuôn viên bên trong Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM
Khuôn viên bên trong Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM có thể được xem là nơi lưu giữ sống động nhất lịch sử của Sài Gòn và cả những nền văn minh từ thời sơ khai ở vùng Nam Bộ. Các bộ sưu tập tranh ảnh và hiện vật từ cổ chí kim trưng bày khắp các tầng dẫn dắt một chuyến phiêu lưu lội ngược dòng lịch sử với nhiều sắc thái khác nhau qua từng thời kì.

Không gian trưng bày bên trong toà nhà
Không gian trưng bày bên trong toà nhà

Lớp sơn vàng kem đặc trưng của những công trình kiến trúc thế kỉ XX cũng ngự trị một cách bắt mắt trên mặt tiền của toà nhà bảo tàng. Tuy nhiên, gần một thế kỉ tồn tại dưới nhiều sự tác động của con người lẫn thời tiết cũng khiến “lớp áo” đặc biệt này phai mờ và xuống cấp dần theo thời gian, gây ảnh hưởng đến cảnh quan chung của toà nhà. Mới đây, Chương trình Thành phố Nhân văn của AkzoNobel đã tài trợ 4.141 lít sơn cùng toàn bộ chi phí nhân công thực hiện nhằm sơn lại toàn bộ khối ngoại thất của toà nhà Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, khôi phục lại vẻ đẹp của một di sản kiến trúc vô giá.

Việc tu sửa lại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM không phải là thành quả duy nhất của công ty sơn AkzoNobel Việt Nam cũng như tập đoàn AkzoNobel toàn cầu. Tương tự, Bảo tàng Quốc gia Rikjsmuseum ở thủ đô Amsterdam, Hà Lan sau hơn 100 năm tồn tại cũng đã được trùng tu và sơn mới bằng sản phẩm của AkzoNobel, tái hiện lại gần như nguyên trạng bối cảnh phối màu mà kiến trúc sư lừng danh Pierre Cuypers đã từng xây dựng.

Với tuyên ngôn “Thành phố Nhân văn” nhằm xây dựng các thành phố có khả năng thích ứng với sự thay đổi trên toàn cầu, mang đến một không gian thoải mái hơn, sôi động hơn và đầy cảm hứng cho cuộc sống thành thị, AkzoNobel Việt Nam đã xúc tiến nhiều dự án sơn sửa, cải tạo các công trình dân dụng và xã hội trên khắp đất nước. Mới đây, khoảng 100 căn nhà chống bão và 4 điểm sinh hoạt cộng đồng tại Đà Nẵng với tổng diện tích lên tới 34.200 m2 đã được công ty AkzoNobel hỗ sơn trợ sửa và tân trang lại nhằm đối phó với mùa mưa bão năm nay. Trước đó, hàng loạt các trường học và trung tâm bảo trợ xã hội tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai cũng đã được tôn tạo và trang bị thêm cơ sở vật chất nhân sự kiện Ngày Cộng đồng AkzoNobel 2016.

Được AkzoNobel khởi xướng năm 2014, hành trình của chương trình Thành phố Nhân văn còn lan toả khắp năm châu. Chương trình đã kết hợp với Quỹ Cruyff nhằm mang tới nhiều không gian sân chơi an toàn, đầy màu sắc cho trẻ em tại các vùng miền khó khăn trên thế giới, cũng như hợp tác với Quỹ Rockefeller trong khuôn khổ dự án “100 thành phố có khả năng chống chịu” để góp phần tăng cường sức chống chịu cho các đô thị trước những biến động của môi trường và xã hội.