Tiệc tất niên, làm sao để uống rượu bia không say?

(Dân trí) - Việc uống rượu bia là điều khó tránh khỏi trong mỗi bữa tiệc. Làm thế nào để bạn uống rượu mà khi tàn cuộc vẫn còn tỉnh táo, làm chủ được bản thân, không bị say xỉn?

Dịp trước và trong Tết Nguyên đán là lúc mọi người hay tổ chức ăn uống, tiệc tất niên cuối năm cũng như tân niên. Bạn cần phải bỏ túi cho mình những mẹo nhỏ dưới đây để tránh say xỉn khi quá chén.

1. Trước khi dự tiệc

Bạn hãy cố gắng ăn trước khi đi dự tiệc và không nên để dạ dày trống để hạn chế những ảnh hưởng của chất cồn. Trước khi tham gia vào các bữa tiệc nên ăn các thực phẩm sau đây:

Thực phẩm giàu chất béo: Những thực phẩm như phô mai, bơ có rất nhiều chất béo. Lượng chất béo có trong các thực phẩm sẽ giúp cơ quan tiêu hóa hấp thụ chất còn chậm lại và nó sẽ bao bọc xung quanh thành bào tử. Tuy nhiên đừng quá lạm dụng dầu mỡ, vì chất béo có khả năng gây ra nhiều triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, nếu ăn liên tục.

Sữa nóng:

Tiệc tất niên, làm sao để uống rượu bia không say? - 1

Việc uống một ly sữa trước khi uống rượu chắc chắn sẽ cho bạn một cảm giác dễ chịu, ngăn chặn mất nước làm giảm quá trình hấp thụ chất cồn của cơ thể. Ngoài ra, việc uống sữa trước khi uống rượu bia còn giúp cho hệ tiêu hóa “đối phó” với chất cồn hiệu quả hơn.

Gan lợn: Đây là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, gan lợn còn nâng cao khả năng đề kháng lại các chất cồn của cơ thể. Những người thường xuyên uống rượu sẽ bị thiếu hụt vitamin B, và gan lợn là nguồn bổ sung vitamin B dồi dào nhất.

Mật ong:

Tiệc tất niên, làm sao để uống rượu bia không say? - 2

Mật ong giúp kéo dài thời gian bia rượu ngấm vào cơ thể lại bảo đảm dạ dày không bị cồn làm tổn thương. Không cần phải uống nguyên mật ong, bạn có thể pha mật ong và nước cam uống trước khi nạp bia vào cơ thể, mẹo này có thể khiến bạn uống một lượng lớn bia mà không say đấy.

2. Trong bữa tiệc:

Để tránh tình trạng say xỉn, mệt mỏi khi uống rượu bia trong bữa tiệc bạn nên lưu ý một số mẹo sau:

Uống chậm: Bạn hãy nhâm nhi, uống vài hớp một chứ không nên uống liền mạch để kéo giãn khoảng thời gian hấp thụ của chất cồn vào cơ thể. Trung bình cơ thể bạn cần khoảng 1 giờ đồng hồ để “tiêu hóa” hết 30ml thức uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh thì cơ thể càng mất khả năng chống lại sự “tấn công” của chất cồn. Hãy uống chậm nhất có thể để hạn chế tình trạng say xỉn và bảo vệ sức khỏe bạn nhé!

Tiệc tất niên, làm sao để uống rượu bia không say? - 3

Uống thêm nước lọc: Nước lọc, tốt nhất là nước lạnh có tác dụng bù đắp lượng nước trong cơ thể (đối với các loại rượu kém chất lượng). Thường thì khi uống rượu cơ thể sẽ mất rất nhiều nước vậy nên lượng nước trong cơ thể sẽ phải bù đắp và một điều nữa là nước sẽ có tác dụng pha loãng lượng rượu ngay khi rượu nằm dạ dày.

Tuyệt đối không pha trộn các loại bia rượu với nước ngọt: Mẹo này rất quan trọng bạn nên ghi nhớ. Việc pha trộn các loại nước ngọt có gas và đồ uống có cồn sẽ làm bạn nhanh say hơn. Vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn. Hơn nữa, trong nước ngọt có ga làm cho chất cồn nhanh chóng lan tỏa khắp người và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận. Ngoài ra bạn cũng cần tránh uống lẫn lộn các thức uống có cồn với nhau.

Không hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia: Nhiều người thường có thói quen hút thuốc lá trong lúc uống rượu bia. Việc làm này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng.Thuốc lá cũng là chất kích thích vì vậy nó sẽ làm bạn càng dễ say hơn.

3. Sau bữa tiệc:

Sau khi uống rượu bia bạn hãy áp dụng những mẹo sau để giải quyết cơn say và giúp bạn nhanh tỉnh táo hơn nhé:

Bổ sung thêm nước: Nên uống nước ngay sau khi uống rượu, nhằm đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say khi uống rượu. Ngoài ra, bạn có thể uống thêm nước dừa tươi hoặc nước chanh để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Uống trà atisô:

Tiệc tất niên, làm sao để uống rượu bia không say? - 4

Theo một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Anh thì trà atisô (không chứa chất caffein) có thể kích thích sự phục hồi của gan và giúp giải cơn say rượu. Hơn nữa, loại cây trà này còn có khả năng điều trị chứng khó tiêu, chứng nghiện rượu, bệnh gan mãn tính, bệnh vàng da và nhiều biến chứng khác gây tổn hại đến gan

Bổ sung vitamin B: Vitamin B dễ dàng tìm thấy trong các thực phẩm như sữa, súp lơ xanh, cà rốt, dưa đỏ, mơ, quả hạnh, lạc và các loại rau xanh đậm. Một trong những nguyên nhân làm bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi uống các thức uống có cồn là do cơ thể mất đi các vitamin B. Do đó, việc bổ sung vitamin B6 và vitamin B tổng hợp sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say.

Hãy đi ngủ:

Tiệc tất niên, làm sao để uống rượu bia không say? - 5

Đây luôn là một trong những cách đơn giản nhất để chữa say. Giấc ngủ sẽ làm dịu những triệu chứng của say rượu và giúp bạn tránh được những rủi ro như trúng gió, tai nạn,… Và cách làm dịu sự khó chịu là uống một cốc nước ép rồi nằm ngủ ở phòng tối, có thể đắp thêm một chiếc khăn mát lên trán trong trường hợp bạn bị nhức đầu, hạn chế các tiếng ồn, kéo rèm cửa lại và ngủ một giấc.

Thùy Linh

Tổng hợp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm