Tết truyền thống - Tết hiện đại: Cuộc đối thoại giữa 2 thế hệ

Những chia sẻ của nhà sử học Lê Văn Lan về Tết truyền thống và những trăn trở của ông trước giá trị gắn kết gia đình đang dần mai một đã khơi gợi nhiều suy ngẫm trong những ngày cuối năm, khiến không ít người con bừng tỉnh: Ta sẽ làm gì để Tết trở nên trọn vẹn hơn với cha mẹ?

Hai thế hệ - hai kỳ vọng khác nhau về Tết

Mang tâm trạng khá hoài cổ của những bậc cha mẹ lớn tuổi, nhà sử học Lê Văn Lan chia sẻ: “Hầu hết họ - kể cả tôi cũng thế - đều giữ lại những hoài niệm và ước mơ về Tết của thời kỳ “ăn Tết” và ”vui Tết””.

Dù nói ra hay không, mỗi bậc cha mẹ tuổi ngoài 50 khi thấy những cành mai, cành đào khoe sắc đều mơ đến khoảnh khắc ấm áp của sum vầy, của gia đình và tình thân. Nói như nhà sử học Lê Văn Lan thì “Đó là những ngày tiễn ông Táo về trời, là những buổi khuya ngồi quây quần chuyện trò bên nồi bánh chưng, là sự rộn ràng phân công mỗi người mỗi tay - gói giò, làm nem tập trung vào bữa cỗ trưa ngày 30 Tết”.

Khoảnh khắc gia đình quây quần, gói nồi bánh chưng trong hoài niệm của thế hệ cha mẹ
Khoảnh khắc gia đình quây quần, gói nồi bánh chưng trong hoài niệm của thế hệ cha mẹ

Thế nhưng, có một thực tế không thể phủ nhận là giới trẻ ngày nay - thế hệ của những người con trưởng thành lại có cách nghĩ rất khác về Tết. Nhà báo Trương Anh Ngọc chia sẻ những suy nghĩ chân thật của anh: “Có lẽ cuộc sống càng hiện đại thì cái tôi và những cá tính, sở thích riêng cũng càng được chú trọng nhiều hơn. Với người trẻ, sau một năm tất bật cùng công việc, Tết thường mang ý nghĩa một kỳ nghỉ dài ngày, để có thể tận hưởng những khoảnh khắc theo sở thích của mình: xem phim, đọc sách, nghe nhạc, đi du lịch, gặp gỡ bạn bè…”.

Dĩ nhiên cách biệt thế hệ là điều không thể không có. Nhưng dường như đâu đó giữa nhịp sống tất bật của Tết giữa thời hiện đại, đã có những người con trưởng thành thử để mình chậm lại trong giây lát, ngắm nhìn bố mẹ, lắng nghe những ước mơ, và cố gắng đi tìm một cách để Tết thật sự mang ý nghĩa của yêu thương trọn vẹn, của quan tâm và gắn kết gia đình.

Hai kỳ vọng nhưng chung niềm mong ước

Ngẫm lại thật kỹ, dù Tết xưa hay Tết nay, dù cha mẹ hay con cái, điều mong mỏi lớn nhất về Tết vẫn là có được khoảng thời gian thật sự chất lượng bên nhau. Có thể “hình thức” sum vầy sẽ khác đi một chút trong hình dung của hai thế hệ, nhưng bao giờ cũng thế, nỗi mong ước này chưa khi nào bị quên lãng.

Với những bậc cha mẹ như nhà sử học Lê Văn Lan, giây phút sum vầy có thể được hình dung là: “Chỉ cái cảnh cậu con trai phụ bố lau bàn thờ tổ tiên, cô con gái tỉ tê chuyện trò với mẹ khi làm mâm cỗ trưa 30 Tết cũng đã đủ tạo nên cảm giác ấm áp và gắn kết”.

Với những người con trưởng thành, quen nhịp điệu của một cuộc sống tươi mới hơn, phút giây sum vầy được nhà báo Trương Anh Ngọc hình dung sẽ linh hoạt, khác biệt đi một chút: “Tôi nghĩ sẽ rất hay nếu cả nhà cùng nhau quây quần chúc Tết, ăn một bữa cơm truyền thống tại nhà. Nhưng cũng sẽ thú vị không kém nếu cả nhà cùng nhau đi du lịch khám phá những miền đất, cùng đi dạo ở đường hoa xuân, hoặc cùng dùng bữa tại một nhà hàng ấm cúng…”.

Cùng nhau đi dạo chợ hoa xuân cũng là “sum vầy” trong ý nghĩ của người trẻ
Cùng nhau đi dạo chợ hoa xuân cũng là “sum vầy” trong ý nghĩ của người trẻ

Dĩ nhiên, nếu nhìn sâu thêm chút nữa vào suy tư của cha mẹ lẫn con cái, ta sẽ nhận ra mỗi thế hệ vẫn có trở ngại riêng. Với con cái, khó khăn lớn nhất có lẽ là thu xếp được thời gian giữa nhịp sống bộn bề. Với cha mẹ, khó khăn lớn nhất thường nằm ở vấn đề sức khỏe, khi cha mẹ mỗi năm mỗi yếu dần. Muốn đi cùng các con trong một chuyến “xuất hành” du xuân có khi cũng đã thấy mình không đủ dẻo dai như trước…

Thế nhưng, khó khăn nào cũng có thể vượt qua nếu yêu thương đủ lớn. Tùy hoàn cảnh mỗi gia đình, những hoạt động ngày Tết bên nhau có thể ít nhiều khác đi. Song, nếu gửi vào đấy đủ đầy quan tâm, đó chắc chắn đều sẽ là từng khoảnh khắc thật chất lượng và ý nghĩa. Đặc biệt, điều quan trọng nhất không thể bỏ qua chính là những là những săn sóc sức khỏe của con với cha mẹ từ thật sớm, bởi sức khỏe bao giờ cũng là nền tảng đầu tiên cho mọi sự khởi đầu, mọi ước mơ, mọi khoảnh khắc Tết trọn vẹn.

Xin được tạm khép lại cuộc “đối thoại” giữa hai thế hệ bằng câu chuyện của ba mẹ con cô Huỳnh Nguyệt Ánh (56 tuổi), một trong số những nhân vật thực tế từ bộ ảnh truyền cảm hứng của Ensure mang tên “Ước Mơ Luôn Xanh” do hai nhiếp ảnh gia Maika Elan và Tâm Bùi thực hiện năm 2017. Tết năm nay là cái Tết đầu tiên con gái nhỏ của cô Ánh đi học xa ở nước ngoài. Không thể về đón Tết cùng mẹ ở nhà, chị Thảo - con gái cô, chọn cách gọi điện về cho mẹ thường xuyên, thăm hỏi và sẻ chia cùng mẹ đủ mọi điều. Chị nâng niu chọn cho mẹ hộp quà Tết Ensure và bất ngờ gửi tặng mẹ trước thềm năm mới để mẹ cảm nhận được trọn vẹn tình cảm yêu thương của con, như lời cầu chúc sức khỏe gửi đến mẹ dịp Tết này.

Cô Ánh nhận món quà sức khỏe từ con gái nhỏ đang du học nước ngoài
Cô Ánh nhận món quà sức khỏe từ con gái nhỏ đang du học nước ngoài

Cô Ánh không giấu nụ cười xúc động khi nhắc đến hai con gái của mình: “Con gái lớn cùng mẹ mua sắm Tết, chuẩn bị cho mẹ chuyến du lịch Phan Thiết hoặc miền Trung. Con gái nhỏ thì tạo bất ngờ cho mẹ với những món quà sức khỏe thật ý nghĩa. Con cứ dặn đi dặn lại qua điện thoại là mẹ nhớ uống sữa mỗi ngày, nhớ tập thể dục để đủ sức thực hiện những ước mơ năm mới. Tôi thấy ấm áp và vui lắm khi biết rằng dù ở đâu, con vẫn quan tâm đến mẹ, vẫn cố gắng tìm cách săn sóc sức khỏe và giúp mẹ tìm kiếm những niềm vui, thực hiện những ước mơ của tuổi ngoài 50”.

Bạn có thấy không, có lẽ chừng ấy thôi, Tết đã trọn vẹn trong trái tim cha mẹ chúng ta rồi!

Quỳnh Anh