Tết Đinh Dậu "gõ cửa", món gà nướng kiểu Lào... chào sân!

(Dân trí) - Những ngày đầu năm Đinh Dậu, một quán nhỏ nằm giữa trung tâm Sài Gòn đã mang đến cho thực khách một món gà hoàn toàn mới. Gà được tẩm ướp bằng hỗn hợp gia vị bẩy-mê-thụt đậm chất dân dã của Lào.

Bẩy-mê-thụt là hỗn hợp bột xay nhuyễn của hơn 10 loại lá cây lấy từ rừng bên đất Lào mang về Việt Nam. Cùng với bẩy-mê-thụt là tiêu rừng, hai loại gia vị này kết hợp lại đã tạo nên hương vị không lẫn vào đâu được của món gà nướng.

Món gà nướng bẩy-mê-thụt theo kiểu Lào.
Món gà nướng bẩy-mê-thụt theo kiểu Lào.
Hỗn hợp bẩy-mê-thụt làm từ hơn 10 loại lá cây rừng lấy từ Lào.
Hỗn hợp bẩy-mê-thụt làm từ hơn 10 loại lá cây rừng lấy từ Lào.
Tiêu rừng xay nhuyễn.
Tiêu rừng xay nhuyễn.

Anh Ngô Thành Trung, chịu trách nhiệm bếp nướng cho biết: “Mình có thời gian dài sống bên dất Lào, làm rừng là chính. Những ngày tháng sinh hoạt cùng người dân Lào mình đã học rất nhiều món ăn dân dã, nấu nướng trong rừng, sử dụng các loại lá rừng là gia vị tẩm ướp cho cá, gà, lợn… thấy cách người Lào ăn khá ngon nên mình mới về đây giới thiệu với mọi người.”

Trộn hai loại bột này với nước tương là có phần gia vị tẩm ướp.
Trộn hai loại bột này với nước tương là có phần gia vị tẩm ướp.
Thoa đều gia vị lên thân gà, chủ yếu là phần ức và đùi.
Thoa đều gia vị lên thân gà, chủ yếu là phần ức và đùi.
Đầu bếp Khâm Lộc (người Lào) cho biết các nguyên liệu tẩm ướp đều được đặt mang từ Lào sang.
Đầu bếp Khâm Lộc (người Lào) cho biết các nguyên liệu tẩm ướp đều được đặt mang từ Lào sang.

Gà của quán là loại gà Tam Hoàng thả vườn. Sau khi xử lý, một hỗn hợp bẩy-mê-thụt, tiêu rừng, nước tương sẽ được bôi lên thịt gà. Ướp xong, gà được để 3 giờ chờ thấm gia vị.

Sau khi để 3 giờ chờ thấm gia vị, gà được mang ra nướng trên lửa than.
Sau khi để 3 giờ chờ thấm gia vị, gà được mang ra nướng trên lửa than.
Cứ khoảng 5 phút, gà được mang ra ngoài cho mở chảy xuống mâm. Khi mở chảy ra, đầu bếp lấy tăm tre xôm vào thịt gà cho gia vị thấm ngược vào trong.
Cứ khoảng 5 phút, gà được mang ra ngoài cho mở chảy xuống mâm. Khi mở chảy ra, đầu bếp lấy tăm tre xôm vào thịt gà cho gia vị thấm ngược vào trong.
Than xoan dùng nướng gà được trải đều và chỉ nướng khi than không còn đỏ. Than trơ ra phần tro trắng sẽ ít bụi hơn và sức nóng đều hơn.
Than xoan dùng nướng gà được trải đều và chỉ nướng khi than không còn đỏ. Than trơ ra phần tro trắng sẽ ít bụi hơn và sức nóng đều hơn.

Loại than dùng nướng gà là than xoan do ít bụi có sức nóng tốt. Khi sử dụng loại than tốt, da gà sẽ giòn, thịt gà chín và tủy xương không bị đỏ.

“Quá trình nướng gà mất gần 40 phút. Đầu bếp liên tục xoay đều gà trên lửa than. Cứ mỗi 5 phút, đầu bếp lại lấy xiên nướng ra cho mở từ bên trong da gà tươm ra chảy xuống mâm. Nếu để cho mỡ gà rơi xuống lửa sẽ tạo ra rất nhiều khói. Gà bị ám khói ăn sẽ lạc vị và không ngon” đầu bếp Trung chia sẻ.

Do sử dụng các thành phần nguyên liệu tự nhiên và kỹ thuật nướng khá công phu nên khi chín, gà có màu khá tự nhiên.
Do sử dụng các thành phần nguyên liệu tự nhiên và kỹ thuật nướng khá công phu nên khi chín, gà có màu khá tự nhiên.
Xôi ăn kèm nấu theo kiểu Lào. Xôi nếp Lào tơi xốp, ít dính tay hơn so với xôi người Việt.
Xôi ăn kèm nấu theo kiểu Lào. Xôi nếp Lào tơi xốp, ít dính tay hơn so với xôi người Việt.

Cách ăn của người dân Lào khá đơn giản, không chú trọng bài trí. Gà phục vụ thực khách thường để nguyên, chỉ chặt nhỏ khi khách có yêu cầu. Màu vàng của da gà nhìn giống màu của mật ong. Khi bỏ một miếng gà vào miệng, thực khách sẽ cảm nhận từng hương vị khác hẳn, đậm chất văn hóa ẩm thực Lào.

Cách ăn của người dân Lào khá đơn giản, không chú trọng bài trí. Gà phục vụ thực khách thường để nguyên, chỉ chặt nhỏ khi khách có yêu cầu. Màu vàng của da gà nhìn giống màu của mật ong. Khi bỏ một miếng gà vào miệng, thực khách sẽ cảm nhận từng hương vị khác hẳn, đậm chất văn hóa ẩm thực Lào.

Phạm Nguyễn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm