Quản lý bệnh đại tháo đường bằng công nghệ 4.0

(Dân trí) - Đái tháo đường là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong tại Việt Nam, trong số những căn bệnh không lây nhiễm hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đái tháo đường cũng như bệnh không lây nhiễm có thể ngăn ngừa được từ sớm với phương thức tiền chẩn đoán hiệu quả.

Quản lý bệnh đại tháo đường bằng công nghệ 4.0 - 1
Toàn cảnh hội thảo

Đây là một trong những vấn đề nổi bật được đề cập tại diễn đàn M-Care 2.0 về các bệnh lý tim mạch chuyển hoá trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương diễn ra lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 15, 16/6 vừa qua. Tại diễn đàn, các chuyên gia quốc tế đã trao đổi nhiều thông tin về tình hình bệnh không lây nhiễm, cũng như các phương pháp & công nghệ mới nhất trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Châu Á Thái Bình Dương là một điểm nóng đối với các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường & tuyến giáp. Những căn bệnh này có ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của người bệnh, tới chất lượng cuộc sống nói chung và là gánh nặng xã hội cho chính phủ các nước.

Số liệu từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho thấy bệnh đái tháo đường có tác động rất lớn tới sức khỏe và kinh tế xã hội trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Có 425 triệu người mắc bệnh trên thế giới và 159 triệu người ở khu vực Tây Thái Bình Dương; con số này sẽ tăng lên 183 triệu người vào năm 2025. Tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh đái tháo đường là hơn 3.535.700 người vào năm 2017.

Quản lý bệnh đại tháo đường bằng công nghệ 4.0 - 2
GS.Trần Hữu Dàng - Chủ tịch Hiệp hội Đái tháo đường & Nội tiết Việt Nam - phát biểu.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường là khá cao trong khu vực Châu Á, với 5,5% dân số trong độ tuổi 20-79. “Ước tính cứ 20 người trưởng thành có một người bị đái tháo đường. Tuy nhiên người dân Việt Nam lại thiếu nhận thức về bệnh và cách phòng bệnh,” Giáo sư Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, cho biết.

Theo số liệu từ Hội người giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam, thì trên thế giới có 415 triệu người trưởng thành bị đái tháo đường, ở Việt Nam hiện có khoảng 3,53 triệu người mắc bệnh nhưng có tới 69,9% không biết mình bị mắc bệnh.

Đáng lo ngại tình trạng người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 đang ngày càng trẻ hoá. Mức trung bình tuổi của người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 trên thế giới là 40 tuổi. Hiện nay, tại Việt Nam, đã có trẻ mới 9 tuổi đã mắc bệnh đái tháo đường týp 2. Cách đây 30 năm, để tìm ra một bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ở độ tuổi 40 tuổi rất khó. Đến giờ những bệnh nhân này rất nhiều.

Các chuyên gia y tế đều đưa ra lời khuyên với những người thuộc nhóm yếu tố nguy cơ cao như trên nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tầm soát sớm nhầm giúp chẩn đoán sớm. Hiện nay trên thế giới cũng có nhiều sản phẩm và ứng dụng giúp bệnh nhận và bác sĩ theo dõi quá trình chẩn đoán & điều trị bệnh, giúp bệnh nhân giảm gánh nặng kinh tế và có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Quản lý bệnh đại tháo đường bằng công nghệ 4.0 - 3
Ông Ali Sleiman - Giám đốc ngành hàng Nội tổng quát & Nội tiết, Merck APAC - phát biểu.

Tích hợp kỹ thuật số vào các phương thức quản lý bệnh

Tại diễn đàn M-Care 2.0 năm nay, các chuyên gia quốc tế đã có những chia sẻ về việc tích hợp công nghệ vào các phương thức và sản phẩm điều trị bệnh đái tháo đường. Gần đây nhất chính là nỗ lực đưa nền tảng kỹ thuật số cá nhân hóa trong theo dõi và điều trị về Việt Nam, đó là phần mềm chuyên dụng và thiết bị kỹ thuật số có thể giúp đo lường và liên tục truyền thông tin về nồng độ đường huyết đến các thiệt bị di động thông minh để giúp cả bác sĩ và bệnh nhân có thể theo dõi và chăm sóc bệnh đái tháo đường.

Thiết bị này là một trong những phát minh mới nhất được giới thiệu bởi Merck trên toàn cầu giúp đơn giản hóa việc chăm sóc theo dõi và điều trị bệnh đái tháo đường theo từng cá nhân. Cụ thể, kế hoạch điều trị chi tiết từng bước, được theo dõi từng bước từ xa bởi các chuyên gia y tế đối với mỗi bệnh nhân trên điện thoại smartphone của họ. Thiết bị kỹ thuật số này cho phép phân tích dựa trên nguồn dữ liệu lớn (big data) trên nền tảng lưu trữ đám mây điện tử, xử lý dữ liệu cá nhân hóa và khả năng học của máy (machine learning) sẽ cho ra những thông tin hỗ trợ diễn giải, đánh giá và từ đó hỗ trợ việc đưa ra quyết định chẩn đoán chính xác. Với thiết bị này, bệnh nhân đái tháo đường sẽ không còn cảm thấy cô đơn và đồng thời giảm tải cho đội ngũ chăm sóc y tế.

Ông Andre Musto, Phó Chủ tịch phụ trách ngành Dược sinh học, Merck Châu Á Thái Bình Dương, cho biết bệnh đái tháo đường & các bệnh không lây nhiễm khác đều có thể ngăn ngừa được từ rất sớm, mặc dù những bệnh này là bệnh rất thầm lặng và diễn tiến. Quá trình tiền chẩn đoán là rất quan trọng. Để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường, chúng ta cần dữ liệu.

“Khi bạn có được dữ liệu đó, bạn có thể tiến thêm một bước để sử dụng dữ liệu để phân tích và chiến lược hoá các rủi ro, để thực sự trao quyền cho bệnh nhân và cá nhân hóa việc chăm sóc. Chúng tôi có thể sử dụng công nghệ thông tin để hướng dẫn mọi người thu thập dữ liệu và tích hợp để phân tích chúng và sau đó chúng tôi liên lạc lại với bệnh nhân để cập nhật tình trạng bệnh nhằm giúp mọi người thay đổi hành vi và cũng giúp bác sĩ đưa ra quyết định tức thời trong việc điều trị sớm.”

“Với cách tiếp cận toàn diện trong quản lý bệnh, chúng tôi đang không ngừng nỗ lực cho ra đời các sản phẩm dược phẩm và công nghệ dược thông minh hỗ trợ chăm sóc liên tục cho bệnh nhân, bên cạnh các phương thức điều trị nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh,” ông Ali Sleiman: Giám đốc ngành hàng Nội tổng quát và Nội tiết, Merck khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng “Chúng tôi hi vọng những kinh nghiệm và nghiên cứu lâm sàng tiên tiến nhất sẽ giúp bệnh nhân phòng tránh, điều trị, quản lý tốt bệnh lí trước và sau chẩn đoán. Chúng tôi cũng tin tưởng rằngnhững chia sẻ kinh nghiệm thông qua diễn đàn M-Care 2.0 năm nay sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh tại Việt Nam cũng như trên thế giới.”

Anh Thư