Nhiều trẻ em chết do ô nhiễm không khí và kiến thức cần biết về hen phế quản

Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, có tới 600.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí. Con số này cao hơn cả tỷ lệ tử vong do HIV/AIDS và sốt rét cộng lại. Thực tế này cho thấy một trong những vấn đề ô nhiễm môi trường đáng báo động nhất hiện nay chính là ô nhiễm không khí - nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hen phế quản ở trẻ.

Báo động tình trạng ô nhiễm không khí

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ¼ các trường hợp tử vong trên toàn cầu của trẻ em dưới 5 tuổi là do tình trạng ô nhiễm môi trường. "Môi trường bị ô nhiễm là một điểm chết, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ", Tổng giám đốc WHO Margaret Chan cho biết. “Trẻ em đang phát triển cơ quan và hệ thống miễn dịch nên các cơ quan và đường hô hấp thực ra còn yếu và đặc biệt dễ bị tổn thương trước không khí ô nhiễm và nước bẩn".

Cục Bảo vệ môi trường Mỹ ước tính những biện pháp thay đổi công nghệ động cơ diesel có thể làm giảm 12.000 trẻ em chết, 15.000 người đột quị suy tim, 6.000 ca cấp cứu do bệnh hen suyễn, 8.900 trường hợp phải nhập viện liên quan đến đường hô hấp tại Mỹ.

WHO cũng đưa ra cảnh báo, phần lớn số ca ung thư phổi do ô nhiễm không khí là từ các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình, các nước thuộc vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Theo các nhà y học, các chất ô nhiễm xuyên qua màng lọc của phổi, đi vào máu, ngấm vào các thành mạch gây tình trạng xơ vữa và tác động tức thời như viêm phổi, viêm mũi, hen suyễn, thậm chí về lâu dài gây ung thư phổi.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê không đầy đủ, những năm qua, số bệnh nhân bị bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng tăng. Số trẻ em nhập viện điều trị bệnh hen suyễn, khuẩn hô hấp, ho tại một số bệnh viện ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tăng gấp nhiều lần. Theo dự báo của của các chuyên gia y tế, số ca ung thư, trong đó có ung thư phổi ở Việt Nam sẽ tăng mạnh trong 5 năm tới.

Ô nhiễm không khí – nguyên nhân hàng đầu của bệnh hen phế quản ở trẻ

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của đường hô hấp, trong đó ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu.

Theo kết quả hai cuộc điều tra về bệnh hen phế quản vùng châu Á-Thái Bình Dương (gồm 12 nước, trong đó có Việt Nam) được tiến hành vào năm 2000 (AIRIAP 1) và 2006 (AIRIAP 2) cho thấy thực trạng kiểm soát hen phế quản còn hạn chế, người bệnh còn phải chịu các triệu chứng ho, khò khè, khó thở ban ngày, thức giấc ban đêm, vẫn cần cấp cứu hay nhập viện vì bị giới hạn hoạt động, thậm chí nghỉ học, nghỉ làm.

Đối với TP.HCM, nghiên cứu về hen phế quản và dị ứng ở trẻ em toàn cầu (ISAAC 2004) cho thấy có đến 29,1% trẻ em 12-13 tuổi bị khò khè (cao nhất châu Á và gấp đôi so với nước đứng thứ nhì). Vì vậy tác giả Christopher Lai đã cho rằng: TP.HCM là thủ đô của hen phế quản.

Những con số này đang hết sức báo động bởi hen phế quản gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và trí tuệ của trẻ. Hen phế quản là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nghỉ học, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập tiếp thu kiến thức của trẻ. Những cơn hen liên tiếp là nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ, mất ăn, chậm lớn, còi cọc. Ngoài ra việc điều trị không đúng cách cũng gây ra tác dụng phụ cho trẻ như chậm phát triển chiều cao khi lạm dụng thuốc corticoid đường toàn thân như uống và tiêm.

Để hạn chế tình trạng trẻ mắc hen phế quản do ô nhiễm không khí cũng như kiểm soát tốt tình trạng hen ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần được các bác sỹ tư vấn điều trị cụ thể, không nên tự điều trị cho con. Ngày nay có khá nhiều loại thuốc kháng histamin, giãn phế quản, thuốc long đờm và những loại khác nữa có hiệu quả làm giảm chứng hen phế quản. Song chỉ có bác sỹ chuyên khoa mới được chỉ định công dụng của chúng trong từng trường hợp cụ thể để hạn chế tối đa những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng. Đặc biệt không nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng để điều trị bệnh khiến tiền mất và tật vẫn mang.

Tổng đài bác sỹ tư vấn: 1800 5454 35, hotline 0916 561 338. Website tổng hợp thông tin về bệnh hen phế quản, viêm phế quản, copd: www.benhhen.vn

Thuốc hen P/H

Cao lỏng thảo dược

Phòng cơn hen tái phát

Điều trị các thể hen phế quản

Nhiều trẻ em chết do ô nhiễm không khí và kiến thức cần biết về hen phế quản - 1

Công dụng: Điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện: Khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều. Phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng... 20g; Tế tân... 6g; Bán hạ... 30g; Cam thảo... 20g; Ngũ vị tử... 20g; Can khương... 20g; Hạnh nhân... 20g; Bối mẫu... 20g; Trần bì... 20g; Tỳ bà diệp... 20g; Đường kính, tá dược vừa đủ…250ml.

Cách dùng & liều dùng: Ngày uống 2 lần (sau bữa ăn). Từ 1- 2 tuổi: mỗi lần uống 2 thìa café (10ml). Từ 3- 6 tuổi: mỗi lần uống 3 thìa cafe (15ml). Từ 7-12 tuổi: mỗi lần uống 4 thìa cafe (20ml). Người lớn: mỗi lần uống 6 thìa cafe (30ml). Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị từ 8 đến 10 tuần. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Công ty Đông Dược Phúc Hưng

Địa chỉ: 96-98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội.

Điện thoại liên hệ: 0916 561 338 - 1800 545435.

www.benhhen.vn

https://www.facebook.com/benhhenphequan

Số tiếp nhận ĐKQC của cục QLD: 1163/12/QLD-TT, ngày 18-10-2012