Nhà sử học Dương Trung Quốc: Nếp nhà - Giá trị của Tết Việt

Lúc còn trẻ, tôi hay nghĩ mình là người quá hoài cổ khi luôn nhớ những ngày Tết đầy ắp tiếng nói cười giòn tan ở quê nhà. Cho đến mãi sau này, khi trở thành một người bố, người ông, tôi lại cảm thấy biết ơn sự hoài cổ của mình.

Bởi nhờ nó mà Tết của gia đình tôi thường được “định hình” trong sự sum vầy đoàn viên – một giá trị vô giá của Tết Việt.

Tôi thích Tết. Một sự thích thú bền bỉ, kiên tâm và thường trực. Dẫu ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, sự thích thú lại có chút biến thiên theo môi trường sống và tuổi tác, thì tôi vẫn luôn mong đến Tết, trong tâm thế của sự náo nức, an yên bên những người thân yêu. Với tôi, ý nghĩa của Tết Nguyên Đán nằm ở sự sum họp, quây quần của đông đủ con cháu bên tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Một cái Tết sung túc, vì thế, không nằm ở những mâm cỗ thịnh soạn, mà chính là sự tròn đầy của tình cảm gia đình. Sự “cố chấp” trong ý niệm về một cái Tết đoàn viên đôi lúc cũng khiến tôi nổi hứng bao đồng, muốn mạn phép bàn đôi chút về cảm quan đón Tết của những người con đất Việt chúng ta ngày nay.

Đặc điểm đầu tiên của Tết nay dưới góc độ của tôi nhìn thấy chính là tốc độ. Có vẻ như chúng ta đang chuẩn bị cho Tết trong gấp rút và đón Tết trong vội vã. Trong khi đó, chỉ hơn chục năm trước đây, xen lẫn trong nhịp sống của hội xuân, người ta vẫn còn kịp nhìn thấy sự đủng đỉnh tươi vui của những phiên chợ và nhất là những mâm cỗ ấm tiếng nói cười. Cũng vậy, sự ràng buộc trong những chuyến hồi hương ăn Tết cùng gia đình cũng không còn là sự ưu tiên của nhiều bạn trẻ. Họ chuộng những chuyến đi xa để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ của bản thân, hơn là về thăm chốn quê vốn được xem là thân thuộc. Tôi xin không bàn đến đúng sai của vấn đề, chỉ thấy tiếc khi những dịp sum họp ý nghĩa nhất của văn hóa Việt có phần “thất thế” nhiều quá.

Nhà sử học Dương Trung Quốc
Nhà sử học Dương Trung Quốc

Cuộc sống hiện đại với nhiều phương tiện cải tiến hữu ích làm mọi thứ dễ dàng hơn, nhưng cũng đồng thời tạo ra nhiều khoảng cách và sự khiên cưỡng trong giao tiếp, hay cụ thể là nhu cầu được sum họp khi nhắc đến Tết. Chúng ta nghĩ mọi nhớ nhung và thăm hỏi với người thân ở quê nhà xa xôi có thể hiện thực hóa nhanh gọn bằng một cuộc gọi điện thoại, một bức thư điện tử. Quà biếu cũng đã có dịch vụ chuyển phát nhanh tận nơi nên cũng chẳng cần lo xa, chỉ cần tấm lòng và trái tim luôn nhớ đến nhau là đủ, là “Tết” mà quên rằng di sản của Tết Việt nằm ở những tương tác giữa người với người, đặc biệt là những người vốn hiếm hay hầu như không có cơ hội gặp sau trong suốt 365 ngày trước đó.

Người trẻ có xu hướng nghĩ rằng bố mẹ ở quê nhà vẫn ổn khi chúng ta cáo bận không về Tết một năm, hai năm, rồi ba năm… nhưng hãy tin tôi, khi bạn trở thành bố mẹ và có những đứa con sống xa nhà, Tết xa con thường trở nên vô vị. Hôm tình cờ xem được đoạn phim ngắn Tết Đoàn Viên 2016 của nhãn hàng Neptune có đề cập đến chủ đề này, tôi thấy câu nói “Có thể sự thật không như những gì bạn nghe thấy” càng đúng trong bối cảnh ngày Tết hiện nay. Chỉ vài câu nói dối mang tính động viên con cái từ bố mẹ mà vài bạn trẻ đã vội xem đó là sự thật, để rồi vô tâm quên đi rằng chỉ khi về nhà, bạn mới thật sự thấy được niềm vui của bố mẹ và người thân yêu hiện hữu. Họ có thể nói với bạn nhà cửa đang rộn rã không khí xuân, rằng hàng xóm tấp nập vào ra chúc Tết ở sân nhà qua điện thoại, nhưng khi có bạn về thăm, mai đào mới thật sự tươi thắm, và nụ cười của mọi người mới rạng rỡ sắc xuân.

Vì thế, tôi lại xin được lo chuyện bao đồng, mong chúng ta hãy ưu tiên về nhà dịp Tết khi còn có thể, hãy quan tâm đến bố mẹ nhiều hơn. Nếu còn độc thân thì Tết đoàn viên là dịp để bạn được bé lại, ríu rít bên cha mẹ mình. Và nếu bạn đã có gia đình, sẽ chẳng còn dịp nào tốt hơn để nuôi dưỡng trái tim và nhận thức của con trẻ bằng không khí ấm áp ngày Tết. Hãy trả lại cho Tết Việt sự ưu tiên của yêu thương vốn có bấy lâu nay.

Đoạn phim ngắn cảm động về sự hy sinh của cha mẹ

Xuân 2016

Dương Trung Quốc

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm