Người phụ nữ mưu sinh trong rừng ở vùng ven Sài Gòn

(Dân trí) - Mỗi ngày, bà Thạch đều dậy từ 5h sáng đi vào các cánh rừng ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TPHCM để hái rau choại (hay rau chạy) bán trên vỉa hè kiếm thu nhập.

Người phụ nữ mưu sinh trong rừng ở vùng ven Sài Gòn

Bà Vũ Thị Thạch (48 tuổi, quê Thanh Hóa) cùng chồng vào Sài Gòn lập nghiệp hơn 10 năm nay. Công việc mỗi ngày của bà Thạch là vào các cánh rừng ở khu vực xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh để hái rau choại bán cho khách.

"Cách đây hơn 10 năm, tôi và chồng đã vào Sài Gòn làm thuê. Được người quen giới thiệu nên biết đến cây rau choại và gắn bó với nó từ đó đến nay", bà Thạch chia sẻ.

Rau choại thuộc họ dương xỉ, mọc tự nhiên men trong các khu vực đầm lầy ở vùng ven Sài Gòn, được xem là đặc sản của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Rau choại mọc tự nhiên, không bị phun thuốc nên nhiều người thường mua về ăn.

Khi trời còn chưa sáng, những giọt sương còn đọng trên cành lá là lúc bà Thạch mang theo đồ nghề đi vào rừng. Gọi là đồ nghề nhưng thực ra chỉ có đôi bao tay bằng vải, đôi ủng lội nước và chiếc giỏ đựng rau. Với những dụng cụ đơn giản như vậy, bà Thạch không ít lần bị rắn cắn hay ong chích.

Cũng trong 1 lần đi hái rau rừng như bao ngày bình thường, bà Thạch bị rắn lục đầu đỏ cắn khiến 2 chân tê cứng không thể đi lại được. "Lần đó cô đang lội sình hái rau lúc 5h sáng, ai ngờ dẫm phải con rắn nên bị nó cắn ngay cổ chân. Cũng may chồng chở lên bệnh viện Chợ Rẫy kịp thời, không thì...", bà Thạch lấp lửng.

Mỗi ngày, bà Thạch hái được khoảng 10-15kg rau choại với giá 30.000 đồng/ 1kg. Nhờ có nghề hái rau choại, bà Thạch có tiền sửa sang lại ngôi nhà ở quê bị bão lũ tàn phá nhiều năm trước. Bà Thạch còn gom góp nuôi 2 cậu con trai khôn lớn, có công việc ổn định.

Mỗi ngày, bà Thạch dậy từ 5h sáng để vào rừng hái rau choại. Những lúc bán được, bà thường đi hái thêm vào buổi chiều.
Mỗi ngày, bà Thạch dậy từ 5h sáng để vào rừng hái rau choại. Những lúc bán được, bà thường đi hái thêm vào buổi chiều.
Rau choại mọc tự nhiên, men theo các đầm lầy ở bìa rừng.
Rau choại mọc tự nhiên, men theo các đầm lầy ở bìa rừng.
Rau choại mọc nhiều vào mùa mưa, ít sương.
Rau choại mọc nhiều vào mùa mưa, ít sương.
Người phụ nữ mưu sinh trong rừng ở vùng ven Sài Gòn - 4
Chỉ cần dụng cụ đơn giản là đôi bao tay, ủng đi đầm lầy và chiếc giỏ đựng rau, bà Thạch có thể hái được khoảng 10kg mỗi ngày.
Chỉ cần dụng cụ đơn giản là đôi bao tay, ủng đi đầm lầy và chiếc giỏ đựng rau, bà Thạch có thể hái được khoảng 10kg mỗi ngày.
Rau có lá kép hình lông chim với chiều dài gần cả mét.
Rau có lá kép hình lông chim với chiều dài gần cả mét.
Cuộc sống của bà Thạch gắn liền với rừng dù ở Sài Gòn.
Cuộc sống của bà Thạch gắn liền với rừng dù ở Sài Gòn.
Những đọt rau choại non mơn mởn mỗi sáng sớm.
Những đọt rau choại non mơn mởn mỗi sáng sớm.
Hái rau choại vừa nguy hiểm, vừa mệt nên đòi hỏi phải chịu khó mới làm được, bà Thạch tâm sự.
"Hái rau choại vừa nguy hiểm, vừa mệt nên đòi hỏi phải chịu khó mới làm được", bà Thạch tâm sự.
Trong hơn 10 năm đi hái rau, bà Thạch không ít lần bị rắn độc cắn phải nhập viện.
Trong hơn 10 năm đi hái rau, bà Thạch không ít lần bị rắn độc cắn phải nhập viện.
Cũng có lần bà Thạch chui vào bụi rậm bị đàn ong chích sưng hết người.
Cũng có lần bà Thạch chui vào bụi rậm bị đàn ong chích sưng hết người.
Người phụ nữ mưu sinh trong rừng ở vùng ven Sài Gòn - 12
Người phụ nữ mưu sinh trong rừng ở vùng ven Sài Gòn - 13
Công việc đã gắn với vợ chồng bà Thạch hơn 10 năm nay.
Chân dung người phụ nữ hơn 10 năm mưu sinh trong rừng.
Chân dung người phụ nữ hơn 10 năm mưu sinh trong rừng.
Bà Thạch thường ngồi bán ở góc đường Minh Phụng- Hậu Giang, quận 6.
Bà Thạch thường ngồi bán ở góc đường Minh Phụng- Hậu Giang, quận 6.

Nguyễn Quang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm