Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm

Hiệp Nguyễn Toàn Vũ

(Dân trí) - Nhiều loại quần áo, túi xách, dày dép được làm theo mẫu của các thương hiệu lớn như: Gucci, MK, Lacoste... với các họa tiết, màu sắc, hoa văn giống y như thật được bày bán cho ngưỡi "cõi âm" ở Hà Nội.

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch thường được gọi là tháng “cô hồn”, tháng xá tội vong nhân...

Vào thời điểm này, nhiều gia đình có thói quen sắm sửa đồ vàng mã, làm lễ cúng cho người đã mất để tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành và “xá tội” cho các vong hồn không nơi nương tựa.

Đây cũng là dịp thị trường vàng mã nhộn nhịp nhất trong năm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhiều đền, chùa ra khuyến cáo hạn chế đốt vàng mã, thị trường cũng giảm nhiệt.

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 1

Từng được xem là thủ phủ bán đồ cho người "cõi âm" nhưng năm nay phố Hàng Mã cũng đìu hiu, vắng vẻ. 

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 2

Khách mua thưa thớt, các mặt hàng bày bán cũng không phong phú như mọi năm.

Dù chỉ còn vài ngày nữa là đến rằm tháng 7 nhưng trên phố Hàng Mã (Hà Nội) nơi được mệnh danh là “thủ phủ” bán đồ cho người cõi âm vẫn vắng vẻ, đìu hiu.

Cả con phố thưa thớt người đến mua hàng, các mặt hàng cũng không phong phú như mọi năm. Vắng khách, nhiều chủ cửa hàng bán thêm các đồ trang trí, đèn lồng cho trung thu, thậm chí đóng cửa chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác.

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 3

Nhiều chủ cửa hàng cho biết, sức mua đã giảm nhiệt so với mọi năm

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 4

Lượng người đến mua hàng chỉ "đếm trên đầu ngón tay".

Chị Minh, một người bán hàng trên phố Hàng Mã cho hay, mọi năm vào thời điểm này, người mua bán tấp nập. Vào giờ cao điểm, cửa hàng phải thuê thêm 1-2 người bán mới phục vụ kịp. Tuy nhiên năm nay “cả ngày chỉ đếm trên đầu ngón tay được vài khách lẻ”.

“Có những năm khách mua hàng đỗ xe kín cả cửa hàng, tôi bán không xuể tay nhưng năm nay không khí mua bán đìu hiu, ế ẩm từ đầu tháng. Tâm lý khách mua cũng thay đổi, họ chuộng những món đồ đơn giản, không nặng nề về hình thức”, chị Minh nói.

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 5

Các mặt hàng vàng mã được ưa chuộng nhất vẫn là túi xách, quần áo, nhà cửa, tiền vàng... 

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 6

Một chiếc túi xách được làm theo mẫu mã của thương hiệu MK

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 7

Các họa tiết trang trí được làm tinh xảo giống như thật

Khảo sát của Dân trí cho thấy, giá cả các mặt hàng vàng mã năm nay không có quá nhiều biến động.

Trong đó, các bộ quần áo được thiết kế tinh xảo cho người cõi âm có giá bán từ 30-90 nghìn đồng/ bộ.

Ô tô, xe máy, biệt thự đầy đủ tiện nghi bên trong có giá khoảng 180.000 - 250.000 đồng; Bộ đồ công nghệ gồm điện thoại Iphone, máy tính bảng Ipad có giá 150.000 đồng.

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 8

Giày dép dành cho người cõi âm khá đa dạng với nhiều mẫu mã

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 9
Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 10

Chiếc áo phông có chữ Lacoste với màu sắc, hình dáng không khác gì đồ thật.

Đáng chú ý, nhiều loại quần áo, túi xách, dày dép được làm theo mẫu của các thương hiệu lớn như: Gucci, MK, Lacoste... với các họa tiết, màu sắc, hoa văn giống y như thật có giá từ 50-120 nghìn đồng/ bộ. Một số cửa hàng còn bày bán cả bộ dầu gội đầu, nước hoa, mỹ phẩm ghi chữ Chanel, Ohui... đựng trong các hộp sang trọng dành cho người “cõi âm”.

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 11

Một hộp quà tặng với đầy đủ nhẫn vàng, kính, điện thoại... cho người cõi âm.

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 12

Bộ đồ mỹ phẩm và máy làm tóc 

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 13

Nhiều gia đình còn in các mẫu quần áo, thời trang để đặt riêng cho người thân đã mất. 

“Nhiều người khi còn sống thích dùng đồ hiệu nên khi họ qua đời, người thân cũng muốn đốt những món đồ như vậy để tưởng nhớ họ, như một cách để an ủi tinh thần.

Có gia đình cẩn thận, thương xót người đã mất đến nỗi, mỗi năm các hãng thời trang ra mẫu nào mới là họ lại in ra, đặt riêng cho người thân quá cố của mình”, bà Lan – một người bán trên phố Hàng Mã chia sẻ.

Vừa chọn một bộ mỹ phẩm, nước hoa có chữ Chanel dành cho người em gái đã mất vì tai nạn, chị Hương (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, mua vàng mã không phải muốn khoa trương, màu mè mà chỉ như một cách để xoa dịu bớt nỗi đau mất người thân.

“Em gái mình khi còn sống vất vả, chịu nhiều thiệt thòi. Bản thân mình từng hứa mua tặng em một bộ mỹ phẩm hàng hiệu khi đi làm nhưng chưa kịp thực hiện được”, chị Hương trầm ngâm nói.

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 14

Tâm lý người mua hàng năm nay chuộng các mặt hàng đơn giản

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 15

Các mẫu nhà dành cho người "cõi âm" được làm với kích thước nhỏ gọn, vừa phải. 

Người Hà Nội đi chợ “âm phủ” sắm hàng hiệu cho người cõi âm - 16

Một chiếc xe ô tô được làm y như thật trên phố Hàng Mã.

Theo các chuyên gia, quan niệm “trần sao âm vậy” nên nhiều người có thói quen đốt tiền, vàng mã với mong muốn người chết có cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia.

Theo tục lễ cũ, trước đây những món đồ vàng mã thường do các gia đình tự cắt theo kiểu tượng trưng, không tốn kém và thể hiện lòng thành, tâm nguyện của người sống.

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, các mặt hàng vàng mã cũng được thay đổi, tinh xảo, phong phú hơn. Tuy nhiên, việc cúng cho người đã mất dù đồ vật thật hay là đồ tượng trưng thì người đã khuất cũng không thể nhận được mà chủ yếu là thể hiện tấm lòng thành của những người còn sống.

Vì thế, theo các chuyên gia các gia đình chỉ đốt tiền vàng một cách văn minh, vừa phải phù hợp với phong tục, tập quán của dân gian tránh sa đà vào mê tín dị đoan gây lãng phí, tốn kém. 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm