Mùa hái quả "Nữ hoàng gia vị"....

(Dân trí) - Từ lâu, tỉnh miền núi Lào Cai được mệnh danh là “Vương quốc thảo quả” bởi nơi đây trồng nhiều nhất loài cây được ví như "nữ hoàng gia vị" này.

Mùa hái quả Nữ hoàng gia vị.... - 1
Cây thảo quả chỉ trồng được dưới tán rừng  ở các huyện Bát Xát, Văn Bàn và thị xã Sa Pa  của tỉnh Lào Cai trên độ cao từ 2.000 mét trở lên so với mặt biển.
Mùa hái quả Nữ hoàng gia vị.... - 2

Sau khi thu hoạch xong lúa mùa bà con vùng cao Lào Cai bước vào vụ thu hoạch thảo quả.

Mùa hái quả Nữ hoàng gia vị.... - 3
Tháng 9, tháng 10 dương lịch hàng năm bà con người Dao đỏ xã Dền Sáng, huyện Bát Xát ( Lào Cai) vào rừng thu hoạch thảo quả
Mùa hái quả Nữ hoàng gia vị.... - 4
Khi quả thảo quả chín vỏ quả chuyển màu đỏ tươi như quả cà phê chín là lúc người dân dùng liềm cắt cả chùm quả mang về lán tẽ từng quả rời ra để cho vào lò sấy khô theo kỹ thuật cổ truyền đạt tiêu chuẩn làm thuốc hay làm gia vị chế biến thức ăn
Mùa hái quả Nữ hoàng gia vị.... - 5
Lựa chọn thảo quả đạt tiêu chuẩn cho vào lò sấy ngay trên rừng đỡ công vận chuyển quả tươi mang về nhà sấy
Mùa hái quả Nữ hoàng gia vị.... - 6
Thảo quả phải sấy liên tục hai ngày một đêm mới khô đạt yêu cầu thương phẩm phục vụ xuất khẩu với giá bán buôn từ 200 - 300 ngàn đồng/kg quả khô, có năm tăng lên gần 500 ngàn đồng/ kg quả khô.
Mùa hái quả Nữ hoàng gia vị.... - 7
Một chùm quả thảo quả Lào Cai sấy khô đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài
Mùa hái quả Nữ hoàng gia vị.... - 8
Bây giờ có xe máy nên bà con nông dân vùng thảo quả Lào Cai đưa xe vào tận rừng sâu vận chuyển thảo quả sấy khô mang về nhà không khổ như trước chỉ dùng sức người thồ hàng...
Mùa hái quả Nữ hoàng gia vị.... - 9
Kiểm tra thảo quả sau khi sấy xong để giao cho khách hàng đặt tiền mua trước
Mùa hái quả Nữ hoàng gia vị.... - 10
Thương lái vào rừng chọn mua thảo quả khô
Mùa hái quả Nữ hoàng gia vị.... - 11
Một nương thảo quả của người dân Sa Pa trồng dưới tán cây rừng Hoàng Liên
Mùa hái quả Nữ hoàng gia vị.... - 12
Thảo quả chỉ cho quả khi được trồng ở vùng đất khí hậu ôn đới và có độ cao trên dưới 2.000 m trở lên so với mặt nước biển
 

Các chuyên gia y hoc và ẩm thực đều nhìn nhận thảo quả là một loại thảo dược có hàm lượng các chất dinh dưỡng phong phú, như: Carbohydrate; riboflavin và thiamin; protein; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, khoáng chất như phốt pho, canxi, đồng, mangan, sắt, magiê và kẽm; chất xơ; tinh dầu… 

Thảo quả ra hoa vào đầu mùa hè và cho thu hoạch quả vào mùa thu. Thảo quả được trồng ở vùng núi cao hơn 2.000m, vùng có khí hậu mát lạnh, dưới những tán rừng to, đất ẩm, nhiều mùn. Ở Việt Nam, thảo quả được trồng ở các huyện vùng cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu…

Trong đó, tỉnh Lào Cai là địa phương thảo quả nhiều nhất các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 

Theo tài liệu kỹ thuật, thảo quả là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng, trông nó cũng tương tự như cây gừng nhưng lớn hơn nhiều. Cây thảo quả có thể cao đến 2 – 3m, đường kính thân có thể lên đến 4cm. Quả của cây thảo quả mọc ra ở gốc thành từng chùm màu đỏ như màu mận chín. Thông thường, người ta chủ yếu thu hạt của thảo quả, mỗi quả chứa nhiều hạt nhỏ như hạt ngô nhỏ. Hạt thảo quả có mùi thơm đặc trưng nhờ nó chứa tới 1,5% tinh dầu có vị nóng, cay dễ chịu.

Thảo quả có thành phần hoá học chính là tinh dầu. Khi nói đến các chất dinh dưỡng của thảo quả, các chuyên gia hàng đầu đều nhìn nhận thảo quả là một loại thảo dược có hàm lượng các chất dinh dưỡng phong phú, như: Carbohydrate; riboflavin và thiamin; protein; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, khoáng chất như phốt pho, canxi, đồng, mangan, sắt, magiê và kẽm; chất xơ; tinh dầu…

Trong y học, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Hạt thảo quả được dùng làm thuốc có tác dụng tiêu tích, trị sốt, ấm bụng và giúp ăn ngon miệng.

Quả thảo quá chín phơi sấy khô thường dùng trong ẩm thực, được sử dụng rộng rãi nhằm tạo hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn.

Thảo quả có tác dụng giúp giảm lượng caffeine trong cơ thể, đồng thời làm giảm sự co thắt dạ dày và làm mát cho cơ thể.

Trong dân gian, thảo quả được dùng để giảm bớt đau bụng ở trẻ em, làm giảm các cơn đau họng, giảm đau dây thần kinh, điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do dị ứng như ho, cảm lạnh, viêm phế quản và hen suyễn.

Thảo quả còn được xem là “nữ hoàng” của các loại gia vị, vì đặc tính vừa thơm, vừa ngọt lại có chút cay nồng. Thảo quả được sử dụng để chưng cất thành tinh dầu để làm hương liệu và làm gia vị trong các món ăn và bánh kẹo. Ngoài ra, loại hạt này còn được sử dụng làm phụ gia trong đồ uống như trà và cà phê.

 Cây thảo quả là loại dược liệu quý làm thuốc chữa bệnh ,đồng thời là nguyên liệu chế biến ra nhiều loại gia vị quý mà  nhiều người dân châu Á rất ưa thích. 

         
Bài và ảnh: Phạm Ngọc Triển 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm