Làng phật thủ mất mùa, giá cả dịp Tết dự kiến tăng cao

(Dân trí) - Cũng như nhiều nơi khác, thời điểm này người dân ở “thủ phủ phật thủ” đang bắt tay vào những khâu cuối để chuẩn bị cho chuyến hàng dịp Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, không khí năm nay có phần ảm đạm, lặng lẽ, khách xuống hỏi mua cũng thưa thớt, vắng vẻ hơn…

Làng phật thủ mất mùa, lá héo phủ vàng mặt đất

Đã từ lâu, xã Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc bởi nghề trồng phật thủ. Nếu vài năm trước, người dân nơi đây phấn khởi vì phật thủ căng bóng nặng trĩu cành, khắp làng trên xóm dưới xôn xao vì sự xuất hiện của những quả dị thường, có giá bán lên đến cả chục triệu đồng thì năm nay, ai nấy cũng nặng trĩu nỗi lo.
Đã từ lâu, xã Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc bởi nghề trồng phật thủ. Nếu vài năm trước, người dân nơi đây phấn khởi vì phật thủ căng bóng nặng trĩu cành, khắp làng trên xóm dưới xôn xao vì sự xuất hiện của những quả dị thường, có giá bán lên đến cả chục triệu đồng thì năm nay, ai nấy cũng nặng trĩu nỗi lo.

Dù nhà vườn có vài chục hay vài trăm gốc thì đều rơi vào tình trạng lá rụng trải vàng mặt đất, cây trơ trọi, khẳng khiu. Quả phật thủ cũng không căng tròn, bóng đẹp mà chỉ kết trái nhỏ xíu, tay ngón ngắn và có nhiều nốt sần.
Dù nhà vườn có vài chục hay vài trăm gốc thì đều rơi vào tình trạng lá rụng trải vàng mặt đất, cây trơ trọi, khẳng khiu. Quả phật thủ cũng không căng tròn, bóng đẹp mà chỉ kết trái nhỏ xíu, tay ngón ngắn và có nhiều nốt sần.

Ông Vân (thôn Chùa Ngụ, xã Đắc Sở) giải thích: “Nơi này tuy là “cái nôi” của nghề trồng phật thủ nhưng lại nằm ở vùng đất thấp. Mấy bận mưa nhiều, nước ngập đến quá thân cây, làm ảnh hưởng đến rễ nên không phát triển được. Lại thêm mấy đợt rét vừa qua nên cây càng trụi lá. Năm ngoái quả to bằng cái rá rửa rau, nhưng năm nay cùng lắm thì chỉ bằng bát tô mà còn xấu, có người xuống vườn cũng không muốn hỏi mua.”
Ông Vân (thôn Chùa Ngụ, xã Đắc Sở) giải thích: “Nơi này tuy là “cái nôi” của nghề trồng phật thủ nhưng lại nằm ở vùng đất thấp. Mấy bận mưa nhiều, nước ngập đến quá thân cây, làm ảnh hưởng đến rễ nên không phát triển được. Lại thêm mấy đợt rét vừa qua nên cây càng trụi lá. Năm ngoái quả to bằng cái rá rửa rau, nhưng năm nay cùng lắm thì chỉ bằng bát tô mà còn xấu, có người xuống vườn cũng không muốn hỏi mua.”

Được biết, phật thủ rất nhạy cảm với thời tiết. Năm nay, quả chín sớm là do phải chịu sương muối. Còn quả nhỏ, sần thì bởi lượng mưa vào tháng 7 quá nhiều. Người dân Đắc Sở muốn bón phân sớm cũng không được vì dễ khiến phật thủ bị sốc, chết hàng loạt.
Được biết, phật thủ rất nhạy cảm với thời tiết. Năm nay, quả chín sớm là do phải chịu sương muối. Còn quả nhỏ, sần thì bởi lượng mưa vào tháng 7 quá nhiều. Người dân Đắc Sở muốn bón phân sớm cũng không được vì dễ khiến phật thủ bị sốc, chết hàng loạt.

Ông Vân cho biết thêm: “Tuy mất mùa nhưng nhà tôi vẫn vớt vát được chút tiền lãi, may nhất là không bị lỗ vốn. Quả bé đem ra chợ bán được khoảng 30.000 – 40.000 đồng. Khu vực trồng phật thủ bên trái cho ra quả tốt hơn, vừa có khách trả 100 triệu nhưng chưa bán được”.
Ông Vân cho biết thêm: “Tuy mất mùa nhưng nhà tôi vẫn vớt vát được chút tiền lãi, may nhất là không bị lỗ vốn. Quả bé đem ra chợ bán được khoảng 30.000 – 40.000 đồng. Khu vực trồng phật thủ bên trái cho ra quả tốt hơn, vừa có khách trả 100 triệu nhưng chưa bán được”.

Tại Đắc Sở, có người xây biệt thự, mua ô tô hay kiếm cả tỷ đồng mỗi năm chỉ nhờ phật thủ. Tuy nhiên, cũng có những người mất trắng, thậm chí phải bán đất, bán nhà vì loại cây này.
Tại Đắc Sở, có người xây biệt thự, mua ô tô hay kiếm cả tỷ đồng mỗi năm chỉ nhờ phật thủ. Tuy nhiên, cũng có những người mất trắng, thậm chí phải bán đất, bán nhà vì loại cây này.

Theo tiết lộ của một số nhà vườn, ai muốn trồng phật thủ cần phải có tiền và có máu liều. Riêng tiền cây giống, phân bón và đầu tư công đoạn chăm sóc cho một mẫu vườn cũng cần đến mấy trăm triệu.
Theo tiết lộ của một số nhà vườn, ai muốn trồng phật thủ cần phải có tiền và có máu liều. Riêng tiền cây giống, phân bón và đầu tư công đoạn chăm sóc cho một mẫu vườn cũng cần đến mấy trăm triệu.

“Như mọi năm thời tiết thuận lợi, cộng với việc người trồng có tay nghề cao, nắm vững kỹ thuật tạo hình thì mới cho ra những quả phật thủ có giá tiền triệu. Năm nay, vì rất hiếm cây cho trái đẹp nên dự kiến giá phật thủ cũng cao hơn so với mọi năm. Quả nào có chất lượng tốt sẽ được bán với giá 150.000 – 250.000 đồng”, một người trồng phật thủ ở Đắc Sở chia sẻ.
“Như mọi năm thời tiết thuận lợi, cộng với việc người trồng có tay nghề cao, nắm vững kỹ thuật tạo hình thì mới cho ra những quả phật thủ có giá tiền triệu. Năm nay, vì rất hiếm cây cho trái đẹp nên dự kiến giá phật thủ cũng cao hơn so với mọi năm. Quả nào có chất lượng tốt sẽ được bán với giá 150.000 – 250.000 đồng”, một người trồng phật thủ ở Đắc Sở chia sẻ.

Một người phụ nữ khác làm ở nhà vườn Sơn Sửu cho biết, đây là giống cây khá “đỏng đảnh”, cần đến sự chăm bẵm như công chúa. “Cách đây vài năm, chỉ có mỗi làng tôi làm phật thủ, sau thấy phát triển kinh tế được thì nhiều nơi cũng đua theo. Nhưng loài này đặc biệt ở chỗ, nó chỉ sống và phát triển ở nơi có đất vỡ hoang. Sau khi cây chết thì không thể trồng lại phật thủ ở mảnh đất đó mà phải bỏ công cải tạo khoảng 2, 3 năm, sau đó mới tính tiếp được.”
Một người phụ nữ khác làm ở nhà vườn Sơn Sửu cho biết, đây là giống cây khá “đỏng đảnh”, cần đến sự chăm bẵm như công chúa. “Cách đây vài năm, chỉ có mỗi làng tôi làm phật thủ, sau thấy phát triển kinh tế được thì nhiều nơi cũng đua theo. Nhưng loài này đặc biệt ở chỗ, nó chỉ sống và phát triển ở nơi có đất vỡ hoang. Sau khi cây chết thì không thể trồng lại phật thủ ở mảnh đất đó mà phải bỏ công cải tạo khoảng 2, 3 năm, sau đó mới tính tiếp được.”

“Trồng phật thủ đúng cách phải học cách “vuốt ve” nó. Bắt đầu từ khi trồng đến khi cho thu hoạch là khoảng 1,5 năm. Phật thủ có thể vừa ra hoa, vừa thành hình trái và nuôi chín quả trong cùng một lúc. Thông thường, phật thủ chỉ sống được khoảng 4,5 năm rồi tàn. Ai có kỹ thuật hay tay nghề cao thì duy trì được lâu hơn, khoảng 6, 7 năm. Nhưng lãi nhất chỉ có 2 năm đầu thôi”, người này nói.
“Trồng phật thủ đúng cách phải học cách “vuốt ve” nó. Bắt đầu từ khi trồng đến khi cho thu hoạch là khoảng 1,5 năm. Phật thủ có thể vừa ra hoa, vừa thành hình trái và nuôi chín quả trong cùng một lúc. Thông thường, phật thủ chỉ sống được khoảng 4,5 năm rồi tàn. Ai có kỹ thuật hay tay nghề cao thì duy trì được lâu hơn, khoảng 6, 7 năm. Nhưng lãi nhất chỉ có 2 năm đầu thôi”, người này nói.

Hiện nay, nhiều hộ gia đình trong xã Đắc Sở phải đi thuê đất, chuyển qua các khu vực cao hơn như Phùng, Đan Phượng hay các nơi cách đó cả 20 cây số nhưng có loại đất phù hợp để trồng phật thủ. Nhà nào trụ lại thì đành chấp nhận trồng xen kẽ các loại cây như ổi, cam,… để duy trì kinh tế.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình trong xã Đắc Sở phải đi thuê đất, chuyển qua các khu vực cao hơn như Phùng, Đan Phượng hay các nơi cách đó cả 20 cây số nhưng có loại đất phù hợp để trồng phật thủ. Nhà nào trụ lại thì đành chấp nhận trồng xen kẽ các loại cây như ổi, cam,… để duy trì kinh tế.

Quả phật thủ (quả tay Phật) có ý nghĩa tâm linh và là biểu tượng của sự may mắn, bình an. Khi chín, phật thủ mang hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ nên rất được ưa chuộng trong ngày đầu xuân năm mới. Những quả to, nhiều múi, hội tụ đủ các yếu tố thịnh - suy - vi - thái theo tín ngưỡng của dân gian thường có giá bán cao ngất ngưởng.
Quả phật thủ (quả tay Phật) có ý nghĩa tâm linh và là biểu tượng của sự may mắn, bình an. Khi chín, phật thủ mang hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ nên rất được ưa chuộng trong ngày đầu xuân năm mới. Những quả to, nhiều múi, hội tụ đủ các yếu tố "thịnh - suy - vi - thái" theo tín ngưỡng của dân gian thường có giá bán cao ngất ngưởng.

Hoàng Ngọc

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm