Đừng để hộp trang điểm chứa đầy “thuốc độc”

Theo các chuyên gia trang điểm, nếu hộp trang điểm bị bạc màu hoặc khó giặt sạch, đã đến lúc vứt bỏ không tiếc nuối và mua cái mới.

Thêm vào đó, bạn hãy chùi rửa những nắp đậy đầu bút chì kẽ mắt, và chắc chắn rằng tất cả đồ dùng đều đóng kín hoặc có nắp đậy.

Chất độc trong hộp trang điểm

Nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng phân loại sản phẩm nào bạn không nên dùng. Bởi vì mỹ phẩm không được chỉnh lý bởi Cục Quản lý Dược - Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), nên các thành phần gây hại có thể khó mà được chỉ mặt đặt tên.

Vì vậy bạn nên làm gì? Điều đầu tiên, đừng quá tin tưởng vào những chiêu tiếp thị sản phẩm. Ví dụ, với cụm từ “chiết xuất từ thành phần thiên nhiên” và “các chất hữu cơ”, điều quan trọng hơn là phải nghiên cứu kỹ sản phẩm. Rất nhiều công ty mỹ phẩm sử dụng một lượng rất ít các thành phần nguy hại để hạ giá thành sản phẩm, và như một phương cách để giữ tính ổn định sản phẩm như các loại mỹ phẩm dạng kem. Ngoài ra, các chất bảo quản cũng có thể chứa độc tố.


Hộp trang điểm có thể là nơi chứa nhiều yếu tố gây bệnh.

Hộp trang điểm có thể là nơi chứa nhiều yếu tố gây bệnh.

Hơn thế nữa, da là cơ quan lớn nhất của con người, vì vậy mỹ phẩm đóng một vai trò rất lớn trong việc ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo các chuyên gia, bất cứ loại mỹ phẩm nào cứ nằm trên da suốt 24 giờ, thẩm thấu qua da từ từ, người sử dụng sẽ nhận ra nó ảnh hưởng đến như thế nào, giống như tác dụng của những miếng dán nicotin.

Để đánh giá các sản phẩm làm đẹp, người sử dụng phải chú ý đến mọi thành phần. Các thành phần thông dụng như: chì, thủy ngân, các phó phẩm từ dầu mỏ thường được tìm thấy trong hàng trăm dòng sản phẩm, từ mascara cho tới các loại kem dưỡng da. Phần lớn trong số các thành phần này được các nhà khoa học khuyến cáo về khả năng gây ung thư ở người hoặc gây ra một số biến đổi nội tiết tố. Một vài chất trong số đó có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Làm thế nào để sử dụng mỹ phẩm an toàn

Nói chung, các sản phẩm có tác dụng thay đổi tức thời thường có hại hơn. Ví dụ, một chất tẩy rửa mặt nói chung sẽ an toàn hơn loại kem chống nhăn mắt hay loại huyết thanh làm sáng da.

Không như các sản phẩm đa chức năng, các sản phẩm càng đơn giản càng đỡ gây hại. Sự tương tác giữa các thành phần trong các loại kem và huyết thanh khác nhau có thể gây hại cho làn da của bạn. Chúng ta không thể biết tất cả các thành phần trong mỗi sản phẩm. Các thành phần gây hại hay có các tác dụng phụ thường không được thể hiện trên nhãn mác các sản phẩm làm đẹp. Vì vậy, quan trọng là phải lựa chọn dòng sản phẩm mà bạn tin tưởng. Điều quan trọng đầu tiên là bạn cần tập trung vào tên của các thành phần trong sản phẩm đó, ngay cả những chữ rất nhỏ ở mặt sau của sản phẩm. Biết được bạn đang mua thứ gì là điều rất quan trọng.

Tuy nhiên, không cần phải quá lo lắng. Hầu hết các thành phần trong những mỹ phẩm mà bạn yêu thích đều an toàn. Trong khi đó, một hộp trang điểm không được dọn dẹp thường xuyên sẽ càng làm cho các sản phẩm làm đẹp của bạn trở thành chất độc.

Đầu tiên hãy bắt đầu với cái gọt bút kẽ mắt nhỏ xíu, sau đó là dùng alcohol lau chùi hộp đựng đồ trang điểm. Điều đó giúp cho vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi nảy nở.

Theo các chuyên gia trang điểm, nếu hộp trang điểm bị bạc màu hoặc khó giặt sạch, đã đến lúc vứt bỏ không tiếc nuối và mua cái mới. Thêm vào đó, bạn hãy chùi rửa những nắp đậy đầu bút chì kẽ mắt, và chắc chắn rằng tất cả đồ dùng đều đóng kín hoặc có nắp đậy.

Chỉ giữ lại những sản phẩm còn hạn sử dụng. Nếu trên sản phẩm nào đó không ghi hạn sử dụng, bạn sẽ tự đánh giá bằng quan sát hoặc ngửi mùi. Các chuyên gia khuyến cáo, bất cứ thứ gì có chứa nước đều có thể là thủ phạm tiềm năng. Hãy ngửi các sản phẩm dạng kem hay dạng lỏng, bao gồm cả các lớp đệm, nắp đậy hay dưỡng ẩm. Bất cứ thứ gì chứa dịch dầu đều có thể bị “ôi thiu”, nếu còn mùi dễ chịu nghĩa là vẫn còn sử dụng được.

Dùng dầu gội làm sạch tất cả các bàn chải và các miếng mút, để khô chúng. Nếu chúng bị bong tróc, hãy vứt bỏ ngay. Mascara và bút kẻ mắt thường là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi, vì vậy chỉ nên sử dụng những loại này trong vòng 6 tháng. Son môi và nhũ có thể sử dụng lâu hơn, nhưng cũng không nên sử dụng hơn hai năm. Và khi sử dụng cũng cần cân nhắc tới yếu tố hợp thời trang, hợp thời tiết.

Theo Sức khỏe Đời sống