Dân chơi Hà thành kể chuyện bán xe đạp mua... nhà mặt phố

(Dân trí) - Từ những năm 70 của thế kỷ trước, ai có chiếc xe đạp của Pháp thì chắc chắn được xếp vào hàng giàu có, lắm tiền nhiều của. Cho đến nay, nhiều chiếc xe vẫn xuất hiện trên đường phố Hà Nội, được giữ gìn và đáng giá bằng cả một gia tài.

Nhắc đến xe đạp cổ, chắn không thể không nói tới “đại gia” Vũ Thành Công (sinh năm 1954). Trong căn nhà của ông ở ngõ Văn Chương, có đến hàng trăm chiếc xe với đủ kiểu dáng, xuất xứ. Người không biết chắc chắn sẽ lướt qua. Nhưng những ai có niềm đam mê xe cổ đều hiểu rằng, đó là khối tài sản bạc tỷ, chưa chắc có tiền đã mua được.
Nhắc đến xe đạp cổ, chắn không thể không nói tới “đại gia” Vũ Thành Công (sinh năm 1954). Trong căn nhà của ông ở ngõ Văn Chương, có đến hàng trăm chiếc xe với đủ kiểu dáng, xuất xứ. Người không biết chắc chắn sẽ lướt qua. Nhưng những ai có niềm đam mê xe cổ đều hiểu rằng, đó là khối tài sản bạc tỷ, chưa chắc có tiền đã mua được.


Đã từng có thời, xe đạp Peugeot là biểu tượng của sự giàu sang, là tiêu chuẩn kén chồng của bao cô gái Hà Nội. Ai có chiếc xe này có thể xếp vào hàng giàu có, lắm tiền nhiều của. Vì vậy mà người ta mới có câu cửa miệng: “Một yêu anh có Seiko/ Hai yêu anh có Peugeot cá vàng/ Ba yêu nhà cửa đàng hoàng/ Bốn yêu hộ tịch rõ ràng Thủ đô”.

Đã từng có thời, xe đạp Peugeot là biểu tượng của sự giàu sang, là tiêu chuẩn kén chồng của bao cô gái Hà Nội. Ai có chiếc xe này có thể xếp vào hàng giàu có, lắm tiền nhiều của. Vì vậy mà người ta mới có câu cửa miệng: “Một yêu anh có Seiko/ Hai yêu anh có Peugeot cá vàng/ Ba yêu nhà cửa đàng hoàng/ Bốn yêu hộ tịch rõ ràng Thủ đô”.

Kể về cái duyên với xe đạp cổ, ông Công nhớ lại, hình ảnh những chiếc xe Peugeot lịch lãm lăn bánh trên các nẻo đường Thủ đô đã gắn với tâm trí ông từ thuở ấu thơ. Chiếc xe đầu tiên ông sở hữu được sản xuất từ năm 1952 và được lắp ráp trong suốt nhiều năm từ nguồn phụ tùng do một người bạn mang về từ Pháp.
Kể về cái duyên với xe đạp cổ, ông Công nhớ lại, hình ảnh những chiếc xe Peugeot lịch lãm lăn bánh trên các nẻo đường Thủ đô đã gắn với tâm trí ông từ thuở ấu thơ. Chiếc xe đầu tiên ông sở hữu được sản xuất từ năm 1952 và được lắp ráp trong suốt nhiều năm từ nguồn phụ tùng do một người bạn mang về từ Pháp.

Cũng chính nhờ chiếc xe này mà ông Công mua được một căn nhà ở phố Huế - con phố trung tâm và sầm suất bậc nhất Thủ đô. “Năm 1972, tôi bán xe được 1,6 triệu đồng và dùng 800.000 đồng để mua nhà trên phố Huế. Nửa còn lại, tôi dành dụm mua chiếc xe mới để tiếp tục nuôi dưỡng đam mê. Câu chuyện này đến giờ kể lại nhiều người vẫn chẳng dám tin”.
Cũng chính nhờ chiếc xe này mà ông Công mua được một căn nhà ở phố Huế - con phố trung tâm và sầm suất bậc nhất Thủ đô. “Năm 1972, tôi bán xe được 1,6 triệu đồng và dùng 800.000 đồng để mua nhà trên phố Huế. Nửa còn lại, tôi dành dụm mua chiếc xe mới để tiếp tục nuôi dưỡng đam mê. Câu chuyện này đến giờ kể lại nhiều người vẫn chẳng dám tin”.

Ông Công cũng cho biết, với người sưu tập xe hoặc có thú vui hoài cổ, xe Peugeot là cả một báu vật vô cùng quý giá. Có người bỏ cả chục triệu mua xe về chỉ để... ngắm hoặc treo lên mà chẳng dám đi. Thậm chí, người nào kĩ tính còn “đắp chăn”, “mắc màn”, bảo vệ xe rất kỹ lưỡng.
Ông Công cũng cho biết, với người sưu tập xe hoặc có thú vui hoài cổ, xe Peugeot là cả một báu vật vô cùng quý giá. Có người bỏ cả chục triệu mua xe về chỉ để... ngắm hoặc treo lên mà chẳng dám đi. Thậm chí, người nào kĩ tính còn “đắp chăn”, “mắc màn”, bảo vệ xe rất kỹ lưỡng.

“Cá nhân tôi khi đi ăn uống ở ngoài, bắt buộc phải để xe ở trước mặt thì mới yên tâm. Dắt xe lên vỉa hè cũng phải thật cẩn trọng để tránh va đập. Thực tâm, tôi rất sợ và không thích người khác động vào xe mình vì lo họ không biết nâng niu, trân trọng nó. Cái đặc biệt của xe đạp cổ là nếu có xước xát thì không thể sửa chữa được do phụ tùng khó kiếm. Thêm nữa, việc sửa chữa sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị của xe”, vị “đại gia” xe cổ tâm sự.
“Cá nhân tôi khi đi ăn uống ở ngoài, bắt buộc phải để xe ở trước mặt thì mới yên tâm. Dắt xe lên vỉa hè cũng phải thật cẩn trọng để tránh va đập. Thực tâm, tôi rất sợ và không thích người khác động vào xe mình vì lo họ không biết nâng niu, trân trọng nó. Cái đặc biệt của xe đạp cổ là nếu có xước xát thì không thể sửa chữa được do phụ tùng khó kiếm. Thêm nữa, việc sửa chữa sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị của xe”, vị “đại gia” xe cổ tâm sự.

Thú chơi xe đạp cổ chưa bao giờ dễ dàng. Người chơi phải kỳ công săn các loại xe từ cách đây hàng chục năm, rồi bỏ sức tìm kiếm các loại phụ tùng thay thế. Nhiều khi, để mua một chiếc đèn hậu nhỏ xíu phải bỏ ra đến vài triệu đồng, một chiếc yên da cũng bằng tiền lương cả tháng,…
Thú chơi xe đạp cổ chưa bao giờ dễ dàng. Người chơi phải kỳ công săn các loại xe từ cách đây hàng chục năm, rồi bỏ sức tìm kiếm các loại phụ tùng thay thế. Nhiều khi, để mua một chiếc đèn hậu nhỏ xíu phải bỏ ra đến vài triệu đồng, một chiếc yên da cũng bằng tiền lương cả tháng,…

Ông Công khẳng định: “Nếu đem so sánh, giá trị của một chiếc xe đạp Peugeot chắc chắn hơn gấp nhiều lần so với xe máy SH đời mới. Khi đem trưng bày chúng ở các triển lãm, nhiều cụ già của lớp người cũ không ngừng trầm trồ, ngắm nghía. Có cụ về nhà rồi nhưng có vẻ vẫn không yên tâm, vội quay trở lại chụp ảnh và cố gắng nhìn cho thật “đã mắt”.
Ông Công khẳng định: “Nếu đem so sánh, giá trị của một chiếc xe đạp Peugeot chắc chắn hơn gấp nhiều lần so với xe máy SH đời mới. Khi đem trưng bày chúng ở các triển lãm, nhiều cụ già của lớp người cũ không ngừng trầm trồ, ngắm nghía. Có cụ về nhà rồi nhưng có vẻ vẫn không yên tâm, vội quay trở lại chụp ảnh và cố gắng nhìn cho thật “đã mắt”.

Đến nay, dù bộ sưu tập xe cổ đã lên đến cả trăm chiếc , nhưng ông Công chỉ trao đổi hoặc tặng lại cho bạn bè có cùng niềm đam mê chứ không bán. Theo lời ông, có những chiếc xe trị giá cả chục, cả trăm triệu đồng. Nhưng cũng có chiếc chẳng mang nặng giá trị vật chất mà chứa đựng ý nghĩa về văn hóa, lịch sử và thời gian.
Đến nay, dù bộ sưu tập xe cổ đã lên đến cả trăm chiếc , nhưng ông Công chỉ trao đổi hoặc tặng lại cho bạn bè có cùng niềm đam mê chứ không bán. Theo lời ông, có những chiếc xe trị giá cả chục, cả trăm triệu đồng. Nhưng cũng có chiếc chẳng mang nặng giá trị vật chất mà chứa đựng ý nghĩa về văn hóa, lịch sử và thời gian.


Trong ảnh là chiếc xe Peugeot được sản xuất từ năm 1957, rất hiếm thấy ở Việt Nam.

Trong ảnh là chiếc xe Peugeot được sản xuất từ năm 1957, rất hiếm thấy ở Việt Nam.

Được biết, ông Công cũng là chủ tịch của Hiệp hội Peugeot Việt Nam và tham gia nhiều CLB chơi xe đạp cổ tại Hà Nội. “Mong muốn của tôi là mở được 1 bảo tàng của riêng mình. Việc gìn giữ dòng xe đạp cổ này cũng giống như bảo tồn một nét văn hóa rất đẹp của người Hà Nội vậy”, dân chơi Hà Thành tâm sự.
Được biết, ông Công cũng là chủ tịch của Hiệp hội Peugeot Việt Nam và tham gia nhiều CLB chơi xe đạp cổ tại Hà Nội. “Mong muốn của tôi là mở được 1 bảo tàng của riêng mình. Việc gìn giữ dòng xe đạp cổ này cũng giống như bảo tồn một nét văn hóa rất đẹp của người Hà Nội vậy”, dân chơi Hà Thành tâm sự.

Hoàng Ngọc