Cứu sống kịp thời người chấn thương não, ngưng thở
(Dân trí) - Chấn thương não và tổn thương bên ngoài vùng đầu hay không phản xạ, ngưng thở đều vô cùng nguy hiểm nếu không được sơ cứu kịp thời. Dưới đây là một số nội dung bạn đọc có thể tham khảo.
Chấn thương não và tổn thương bên ngoài vùng đầu
1. Giúp nạn nhân nằm nghỉ và dùng 1 miếng áp lạnh lên vết thương (miếng gạc lạnh, túi đông đá gói trong 1 cái khăn).
Dùng miếng áp lạnh lên vết thương sẽ giúp làm giảm đau và sưng tấy. Ngoại trừ bị sưng vùng da bên ngoài, khi nạn nhân bị cú đập vào đầu, não có thể bị rung lắc bên trong hộp sọ. Điều này có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho vùng đầu (chấn thương não) làm cho nạn nhân cảm thấy mệt mỏi, choáng váng hoặc bấn loạn, hoảng hốt.
2. Nếu nạn nhân trở nên bấn loạn, buồn nôn, nôn, chóng mặt hoặc trường hợp nạn nhân bị ngã độ cao gấp 2 lần chiều cao cơ thể, gọi 115 hoặc nhờ người khác gọi giúp.
Những dấu hiệu trên có thể là triệu chứng đang bị tổn thương vùng đầu rất nặng.
3. Nếu nạn nhân có các dấu hiệu/triệu chứng bị chấn thương, nạn nhân phải dừng các hoạt động thể dục thể thao, nghỉ ngơi nhiều và phải đi khám bác sĩ ngay để chẩn đoán chính xác hơn.
Các triệu chứng của chấn thương não bao gồm:
- Chóng mặt
- Mất phản xạ
- Nhức đầu
- Hoảng loạn
- Mệt mỏi, rũ rượi
- Thị giác giảm, mờ mắt
Không phản xạ - ngưng thở
1. Kiểm tra phản ứng cơ thể bằng cách hét to “nghe không” sau đó vỗ vai nạn nhân và hét to lại đồng thời kiểm tra nhịp thở bằng cách dò khắp cơ thể xem có thở bình thường hay không trong 5 - 10 giây.
2. Gọi 115 càng sớm càng tốt hoặc nhờ người khác gọi. Nếu một mình, sử dụng nút loa ngoài của điện thoại và đặt điện thoại kế bên nạn nhân. Nếu bạn thấy vẫn thở bình thường, tham khảo phần không phản xạ và có thở.
3. Nếu nạn nhân không thở hoặc chỉ thở đứt quãng, tiến hành phương pháp ép ngực. Đặt một bàn tay lên ngay giữa ngực nạn nhân, bàn tay còn lại đặt lên trên bàn tay kia, các ngón tay đan xen chặt vào nhau.
4. Ấn mạnh 2 bàn tay vào giữa ngực nạn nhân, sau đó thả ra; tiếp tục ấn mạnh và nhanh.
5. Quá trình trên được gọi là phương pháp ép ngực, giúp máu lưu thông khắp cơ thể, duy trì sự sống cho các cơ quan nội tạng, bao gồm cả não bộ; đồng thời giúp lưu thông đường thở.
6. Ấn với nhịp độ 100 - 120 lần/phút cho đến khi có xe cấp cứu/người trợ giúp.
Lưu ý: Phải để ngực nạn nhân căng lại hoàn toàn trước khi tiếp tục lực ép.
Theo App American red cross