Cô Gái Hà Lan và hành trình "ngại gì thử thách" - Góc nhìn người trong cuộc
(Dân trí) - Thông qua các chương trình giáo dục dinh dưỡng sáng tạo, khuyến khích vận động thể chất và tinh thần ngại gì thử thách, dự án "Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội" đã mang đến nhiều thay đổi tích cực cho hàng trăm nghìn trẻ em tiểu học khắp cả nước.
Dưới góc nhìn của phụ huynh, thầy cô và các học trò nhỏ, hành trình viết nên câu chuyện "ngại gì thử thách" có gì thú vị và truyền cảm hứng mạnh mẽ đến vậy?
Thay đổi 360o cách nhìn về "thử thách"
Trong hình dung của chị M.Nguyệt, thử thách là cái gì đó to tát, khó khăn khiến chị chần chừ không muốn cho con phải đương đầu. Thế nhưng, từ khi Sân chơi "Ngại gì thử thách" xuất hiện ở trường học của con mình, người mẹ này hoàn toàn thay đổi cách nhìn.
"Sân chơi này không chỉ làm giàu thêm trải nghiệm vận động hữu ích cho con, mà còn "mở mắt" cho những phụ huynh như tôi nữa", chị M.Nguyệt (35 tuổi, ngụ tại Bình Dương), phụ huynh của một học sinh lớp 3, chia sẻ.
Không biết tự lúc nào, chị đã theo chân Cô Gái Hà Lan ủng hộ tinh thần không ngại thử thách của con, bởi chị hiểu rằng, những cơ hội vận động thông minh như thế này vừa rèn luyện sức khỏe, vừa giúp xây dựng tinh thần năng động, tư duy tích cực, sẵn sàng chấp nhận và vượt qua thử thách.
Chị Nguyệt cho biết thêm, "Nhiều phụ huynh nói vui là chưa thấy chương trình nào chủ động trao tặng… thử thách cho học sinh như vậy. Đặc biệt, tôi thấy sân chơi được thiết kế mô phỏng hành trình vượt qua thử thách để các bé được vận động đủ: đủ thời gian, đủ sự đa dạng và đủ mức độ thử thách để xây dựng sự bản lĩnh, tự tin. Điều này thật sự rất cần thiết, và tạo nên sự khác biệt!"
"Uống thêm một hộp" - từ khóa "viral" nhất năm của học sinh tiểu học
Trong suốt 25 năm đồng hành, bằng sự yêu thương và thấu hiểu, Cô Gái Hà Lan không chỉ "thử thách hóa" các hoạt động vui chơi ở trường học, mà còn soạn sẵn "món khoái khẩu" cho các cô cậu học trò nhỏ.
Bé M.Tuyết (lớp 4, trường tiểu học Phú Hòa 3 tại Bình Dương) cười tít mắt khi tập theo các động tác đáng yêu, hóm hỉnh của vũ điệu uống sữa. "Con thích điệu nhảy này. Dễ lắm. Lại vui nữa. Nhờ vũ điệu uống sữa, ngày nào con cũng nhớ uống một hộp: sáng, chiều, tối", Tuyết kể lại.
Tiếp cận hơn 288.000 học sinh bậc tiểu học ở 250 trường, và dự kiến sẽ tiếp tục lan tỏa đến các trường trong niên khóa 2020-2021, vũ điệu "uống thêm một hộp" này được dự đoán sẽ trở nên vô cùng viral trong thời gian sắp tới.
Hoạt động bên lề tạo nên thay đổi lớn lao
Những hoạt động vui chơi tưởng chừng chỉ là hoạt động bên lề, nhưng thật sự hữu ích trong việc định hình nền tảng dinh dưỡng vững vàng, và tinh thần ngại gì thử thách ngay từ lứa tuổi tiểu học.
Đại diện cho trường học đầu tiên trên cả nước tiếp nhận các hạng mục đầu tư của dự án, Cô Lê Thị Kim Thúy - Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Hòa 3, tỉnh Bình Dương, đã chia sẻ: "Các em học sinh, đặc biệt là tiểu học cần sự kết hợp hài hòa giữa chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể lực và học tập. Được trang bị một sân chơi vận động và góc dinh dưỡng tại trường để dạy và học tốt hơn là sự hỗ trợ rất lớn và đáng quý. Chúng tôi trân trọng sự quan tâm và chung tay của nhãn hàng Cô Gái Hà Lan cùng giúp cho sự nghiệp "trồng người" của chúng tôi "trồng nên thế hệ tương lai khỏe mạnh, tự tin, năng động dám chấp nhận và vượt qua mọi thử thách."
"Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội" là chương trình hợp tác chiến lược dài hạn được ký giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam và Nhãn hàng Sữa Cô gái Hà Lan với tổng đầu tư 55 tỷ đồng. Với chương trình này:
- Cô Gái Hà Lan sẽ xây dụng 1.250 góc dinh dưỡng nhằm cung cấp kiến thức về chế độ dinh dưỡng cân bằng, theo dõi tiến độ phát triển chiều cao cân nặng cho 1.250.000 học sinh tại 1.250 trường tiểu học trên toàn quốc.
- Xây dựng ít nhất 65 sân chơi vận động đạt chuẩn và trao tặng cho các trường có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
- Triển khai hoạt động ngoại khóa cho hơn 1.500.000 học sinh tiểu học nhằm hình thành thói quen dinh dưỡng tích cực cho trẻ thông qua các hoạt động tương tác, trải nghiệm thực tế "vừa học, vừa chơi" trong thời gian sinh hoạt đầu tuần hoặc giờ ra chơi tại 1.500 trường tiểu học trên toàn quốc.