Thanh Hóa:

Cơ cực những người phụ nữ làm nghề vác đá bên bờ biển

(Dân trí) - Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng họ “gần nhau” về số phận, khi mà phần lớn chị em đã mất đi trụ cột chính trong gia đình. Để có tiền trang trải cuộc sống, lo cho các con ăn học, những người phụ nữ nơi vùng quê biển phải mưu sinh bằng nghề phu đá...

Xã Ngư Lộc vốn là một xã vùng biển của huyện Hậu Lộc, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 50km, cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, vất vả. Thường vào những buổi sáng trời yên biển lặng, bãi biển nơi đây luôn nhộn nhịp công tác chuẩn bị cho những chuyến tàu vươn khơi.

Những người phụ nữ làm nghề bốc vác đá lạnh lên tàu.
Những người phụ nữ làm nghề bốc vác đá lạnh lên tàu.

Góp thêm cho không khí cấp tập ấy là hình ảnh những người phụ nữ gồng mình vác trên vai từng khối đá nặng gần bằng trọng lượng cơ thể cứ oằn mình bước đi bằng đôi chân trần. Được biết, đội bốc vác đá thuê lên tàu nơi đây gần chục chị em. Qua tìm hiểu, phần lớn trong số họ là những người đã mất đi trụ cột trong gia đình, giờ đây, họ phải mưu sinh bằng cái nghề lẽ ra chỉ dành cho phái mạnh.

Nghề bốc vác đá thuê lên tàu vốn đòi hỏi sức khỏe, thì phần lớn trong số những người phụ nữ làm nghề nơi đây đã ở cái tuổi ngoài tứ tuần. Họ không có nhiều nghề để lựa chọn khi mà ở vùng quê đất chật người đông này, hầu hết người dân không một mét đất ruộng, chủ yếu sống dựa vào nghề biển.

Công việc này lẽ ra chỉ dành cho phái mạnh.
Công việc này lẽ ra chỉ dành cho phái mạnh.
Công việc này lẽ ra chỉ dành cho phái mạnh.

Cũng bởi nghề đi biển tiềm ẩn bao mối hiểm nguy nên nhiều người chồng của họ cũng mãi mãi ở lại nơi biển khơi, để lại gánh nặng mưu sinh trên đôi vai của những người phụ nữ chân yếu, tay mềm. Để lo cho các con, những người phụ nữ nghèo nơi vùng quê biển đã đứng dậy bằng chính đôi chân của mình.

Khi mặt trời lên cao, cũng là lúc công việc gấp gáp hơn, những người phụ nữ vác đá vẫn đều đặn khuân từng viên đá lên tàu. Vừa bốc xong viên đá, chị Nguyễn Thị Mão (42 tuổi, ở thôn Thắng Lộc, xã Ngư Lộc) chia sẻ: “Nhà chỉ có hai mẹ con, con gái tôi bị bệnh bại liệt, tàn tật. Hàng ngày đi làm có hôm thì gửi con ở nhà hàng xóm hôm thì ở nhà chị gái”.

Nhưng với nhiều người phụ nữ nơi vùng quê biển xã Ngư Lộc thì đây là nghề mưu sinh chính của họ.
Nhưng với nhiều người phụ nữ nơi vùng quê biển xã Ngư Lộc thì đây là nghề mưu sinh chính của họ.

Nhắc đến hoàn cảnh của mình, bà Mão không dấu được những giọt nước mắt, đưa cánh tay lên gạt ngang, bà kể: “Chú cũng thấy đấy, cái nghề này cực lắm mà thu nhập không cao, nếu chịu khó và biết tiết kiệm thì cũng chỉ đủ trang trải cho sinh hoạt hàng ngày. Còn nhiều cái phải lo thì mình làm thêm nghề khác nữa chú à”.

Dáng người gầy gò, nước da đen xạm, khuôn mặt đã điểm nhiều nếp nhăn, bà Bùi Thị Vượng (60 tuổi) là một trong những phu đá lớn tuổi nhất tại đây. Đã gần 30 năm qua, kể từ ngày chồng đi biển và không còn trở về, bà Vượng làm đủ nghề từ cào ngao, bắt ghẻ, đến làm phu đá... Và cũng nhiều năm qua, bà gắn bó với cái nghề cực nhọc này để mưu sinh.

Hàng ngày lao động vất vả, nhưng bình quân mỗi lao động cũng chỉ thu nhập được từ 40 - 50.000đ.
Hàng ngày lao động vất vả, nhưng bình quân mỗi lao động cũng chỉ thu nhập được từ 40 - 50.000đ.
Hàng ngày lao động vất vả, nhưng bình quân mỗi lao động cũng chỉ thu nhập được từ 40 - 50.000đ.

Nghề bốc vác đá tưởng đơn giản chỉ cần sức khỏe, nhưng theo những phu đá ở đây, nếu không có kinh nghiệm sẽ dễ bị thương vì đá rơi trúng chân hay dễ vấp phải những vỏ sò, vỏ hến...Giữa trời nắng chang chang, nhưng họ vẫn phải quàng trên mình những chiếc áo mưa mà vẫn không ngăn nổi cái lạnh đến tím người.

Hơn nữa, công việc vất vả nhưng không phải lúc nào cũng có việc để làm. Có những hôm tàu vào, chủ tàu lại gọi người từ xã khác đến làm. Cũng có những ngày, các phu đá mòn mỏi chờ thì tàu thuyền không có nhu cầu chuyển đá hay đồ đạc gì nên họ phải ngậm ngùi đi về tay không. Không còn cách nào khác, những người phu đá lại phải bớt bữa ăn và thêm nhiều nỗi lo.

Giữa mùa hè nóng bức, nhưng họ vẫn cảm thấy rét run người dù đã khoác trên mình những tấm áo mưa.
Giữa mùa hè nóng bức, nhưng họ vẫn cảm thấy rét run người dù đã khoác trên mình những tấm áo mưa.

Mỗi viên đá nặng khoảng 35 kg, nhưng những lao động chỉ kiếm được 3.000đ/viên. Trung bình mỗi ngày, một người làm nghề thu nhập khoảng 40.000 đến 50.000đ. Thường thi kết thúc công việc, những lao động này được chủ thuê thanh toán luôn tiền công.

Vừa hoàn thành xong công việc, ai nấy đều ngồi bệt xuống bãi cát nghỉ ngơi. Họ tranh thủ kiểm tra lại thành quả sau những giờ lao động vất vả của mình. Nhìn hình ảnh những đôi tay chai sần đang mân mê những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt mới cảm nhận được phần nào nỗi khó khăn, vất vả của người phụ nữ nơi miền quê biển này…

Đã nhiều năm nay, bà Vượng gắn bó với nghề vác đá lên tàu.
Đã nhiều năm nay, bà Vượng gắn bó với nghề vác đá lên tàu.

Đã nhiều năm nay, bà Vượng gắn bó với nghề vác đá lên tàu.
Dù công việc vất vả, nhưng những người phụ nữ này vẫn kiên cường bám trụ và không thiếu sự lạc quan.

Ngoài bốc vác đá, họ còn bốc vác, vận chuyển các đồ đạc khác khi chủ tàu thuê.
Ngoài bốc vác đá, họ còn bốc vác, vận chuyển các đồ đạc khác khi chủ tàu thuê.

Không chỉ đòi hỏi sức khỏe, nghề vác đá cũng cần sự khéo léo nếu không muốn mang vạ vào thân.
Không chỉ đòi hỏi sức khỏe, nghề vác đá cũng cần sự khéo léo nếu không muốn mang vạ vào thân.

Thành quả lao động sau những giờ làm việc vất vả.
Thành quả lao động sau những giờ làm việc vất vả.

Duy Tuyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm