Cận cảnh ngôi nhà cổ 400 năm tuổi, giá chục tỷ ở Hà Nội

(Dân trí) - Ngôi nhà cổ của gia đình ông Cao Toàn (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) có niên đại gần 400 năm đến nay vẫn bảo tồn được nguyên vẹn lối kiến trúc cổ xưa đặc trưng của làng quê Việt.

Cách Hà Nội 40 km về phía Tây, nằm cạnh QL32, Đường Lâm là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nơi đây hiện còn giữ được khoảng 900 căn nhà cổ truyền thống.

Trong đó, căn nhà được xem là có kiến trúc cổ kính nhất, thuộc sự sở hữu của ông Cao Văn Toàn( 56 tuổi, Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội). Trải qua hơn 400 năm với 10 đời con, cháu sống tại đây, ngôi nhà được xem là 1 trong số ít những biểu tượng còn sót lại của làng cổ Đường Lâm.

Nếu như những nhà cổ khác ở đây đều đã được trùng tu để cải thiện đời sống sinh hoạt thì nhà ông Toàn gần như vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc, vật liệu của người xưa để lại như: Khung gỗ, ngói đỏ, vách đất, nền đá nung,… Chính bởi điều đó đã tạo nên giá trị “vô giá” cho căn nhà.
Nếu như những nhà cổ khác ở đây đều đã được trùng tu để cải thiện đời sống sinh hoạt thì nhà ông Toàn gần như vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc, vật liệu của người xưa để lại như: Khung gỗ, ngói đỏ, vách đất, nền đá nung,… Chính bởi điều đó đã tạo nên giá trị “vô giá” cho căn nhà.
Căn nhà được thiết kế 4 gian giữa và 2 buồng 2 bên – một trong những nét đặc trưng của kiến trúc Bắc bộ xưa.
Căn nhà được thiết kế 4 gian giữa và 2 buồng 2 bên – một trong những nét đặc trưng của kiến trúc Bắc bộ xưa.
Phòng khách với bộ bàn ghế tre trở thành nơi thăm quan tiếp đón khách du lịch nhiều hơn tiếp bạn bè, hàng xóm.
Phòng khách với bộ bàn ghế tre trở thành nơi thăm quan tiếp đón khách du lịch nhiều hơn tiếp bạn bè, hàng xóm.
Làng Đường Lâm xưa có truyền thống làm tương bần ngon nhất nhì Hà Nội nên trước sân nhà nào cũng có nhiều chiếc chum to để đựng tương.
Làng Đường Lâm xưa có truyền thống làm tương bần ngon nhất nhì Hà Nội nên trước sân nhà nào cũng có nhiều chiếc chum to để đựng tương.
Từng chi tiết nhỏ ở đây đều gợi nhớ về khung cảnh đặc trưng chỉ có ở làng quê Việt xưa. Đây cũng là những chi tiết khiến du khách Tây vô cùng thích thú.
Từng chi tiết nhỏ ở đây đều gợi nhớ về khung cảnh đặc trưng chỉ có ở làng quê Việt xưa. Đây cũng là những chi tiết khiến du khách Tây vô cùng thích thú.
Cửa bức bàn truyền thống với 6 cánh chính, được lắp giữa các cột đan xen, cánh cửa có thể tháo dời.
Cửa bức bàn truyền thống với 6 cánh chính, được lắp giữa các cột đan xen, cánh cửa có thể tháo dời.
Phòng ngủ của vợ chồng con trai cả ông Toàn thuộc khu vực nhà phụ trong khuân viên. Các vật dụng, đồ đạc đều khá đơn sơ để bảo tồn nét cổ kính của căn nhà.
Phòng ngủ của vợ chồng con trai cả ông Toàn thuộc khu vực nhà phụ trong khuân viên. Các vật dụng, đồ đạc đều khá đơn sơ để bảo tồn nét cổ kính của căn nhà.
Vách gỗ ngăn giữ nhà chính và nhà phụ vẫn được giữ nguyên. Nhưng mắc thêm chi chít nhiều ổ điện để phục vụ sinh hoạt hàng ngày
Vách gỗ ngăn giữ nhà chính và nhà phụ vẫn được giữ nguyên. Nhưng mắc thêm chi chít nhiều ổ điện để phục vụ sinh hoạt hàng ngày
Nền đất cũ chưa được trung tu kết hợp trong không gian chật hẹp ẩm mốc tạo điều kiện cho cây cối sinh sôi ngay trong… phòng ngủ.
Nền đất cũ chưa được trung tu kết hợp trong không gian chật hẹp ẩm mốc tạo điều kiện cho cây cối sinh sôi ngay trong… phòng ngủ.
Ông Cao Toàn – chủ căn nhà cổ cho biết, gia đình ông mấy chục năm nay nhiều thế hệ đều đã quen việc sống trong không gian chật hẹp như thế này. Vì quá trình xin xác nhận sửa chữa rất phức tạp và mất thời gian. Dù chỉ hỏng một chân cột nhà cũng phải làm đơn báo cáo với khu rồi báo cáo Bộ Văn Hóa được duyệt mới bắt đầu tiến hành sửa chữa.
Ông Cao Toàn – chủ căn nhà cổ cho biết, gia đình ông mấy chục năm nay nhiều thế hệ đều đã quen việc sống trong không gian chật hẹp như thế này. Vì quá trình xin xác nhận sửa chữa rất phức tạp và mất thời gian. Dù chỉ hỏng một chân cột nhà cũng phải làm đơn báo cáo với khu rồi báo cáo Bộ Văn Hóa được duyệt mới bắt đầu tiến hành sửa chữa.
Vợ chồng ông Toàn đã phải dựng thêm một lán nhỏ thuộc sân vườn nhà cổ để ở và làm ăn. Gia đình ông Toàn hiện nay có 3 thế hệ đang sống trong nhà cổ. Trong đó, vợ chồng ông với người con thứ 2 ở lán nhỏ, còn vợ chồng con trai cả và 2 đứa cháu ở trong căn nhà phụ thuộc nhà cổ.
Vợ chồng ông Toàn đã phải dựng thêm một lán nhỏ thuộc sân vườn nhà cổ để ở và làm ăn. Gia đình ông Toàn hiện nay có 3 thế hệ đang sống trong nhà cổ. Trong đó, vợ chồng ông với người con thứ 2 ở lán nhỏ, còn vợ chồng con trai cả và 2 đứa cháu ở trong căn nhà phụ thuộc nhà cổ.
Ông Cao Văn Toàn cho biết, căn nhà từng được trả giá trên 10 tỷ nhưng ông không bán. “Đây là ngôi nhà tổ tiên để lại qua nhiều thế hệ cha truyền con nối nên tôi không bao giờ nghĩ tới việc sẽ giao nó cho người chủ nhân khác. Căn nhà không chỉ có những giá trị về vật chất mà với gia đình tôi đó còn là những giá trị không thể thay thế về truyền thống gia đình”, ông Toàn khẳng định.
Ông Cao Văn Toàn cho biết, căn nhà từng được trả giá trên 10 tỷ nhưng ông không bán. “Đây là ngôi nhà tổ tiên để lại qua nhiều thế hệ cha truyền con nối nên tôi không bao giờ nghĩ tới việc sẽ giao nó cho người chủ nhân khác. Căn nhà không chỉ có những giá trị về vật chất mà với gia đình tôi đó còn là những giá trị không thể thay thế về truyền thống gia đình”, ông Toàn khẳng định.

Thanh Thúy - Tuấn Minh