Cận cảnh cây ổi biết "cười", cây đa 300 năm di chuyển một lần “độc nhất” Việt Nam
(Dân trí) - Cây ổi ở Thanh Hóa chỉ cần gãi nhẹ vào gốc hoặc thân cây là tất cả tán lá đều rung lên, trong khi đó cây đa nghìn năm tuổi ở Ninh Bình cứ 300 năm lại di chuyển một lần bằng cách cắm các rễ phụ xuống đất…
Cây ổi biết “cười” ở Thanh Hóa
Cây ổi đặc biệt này được trồng trong khuôn viên của khu di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Theo sử sách ghi lại thì vào năm 1933, ông Trần Hưng Dẫn (thôn Hành Thiện, Nam Định) đã vào cung tiến. Ông Dẫn vốn hiếm muộn con nên đã cầu tự trước mộ vua Lê Thái Tổ.
Để tỏ lòng thành, ông cung tiến 4 tượng voi, 2 cây long não và cây ổi để trồng trong khu lăng mộ. Đến nay, dòng tộc ông Dẫn đang sinh sống ở Hải Phòng, mỗi đời chỉ có một người con trai nối dõi tông đường.
Vào năm 1994, khi du khách đến đây tham quan thì phát hiện ra cây ổi đã có những tín hiệu kỳ lạ khi ai đó chạm vào. Theo đó, chỉ cần gãi nhẹ vào gốc hoặc thân, tất cả các tán lá đều rung lên.
Cho đến nay, dù đã gần 90 “tuổi”, nhưng cây ổi vẫn cho lá xanh tốt, quả chín thơm lừng.
Cuối năm 2001, nhà thơ Hoàng Ngọc Phác (quê Phú Thọ) sau một lần viếng thăm vua Lê, bằng tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ khi thấy những điều kỳ lạ ở cây ổi, đã đặt tên cho cây là cây ổi cười.
Cụ cây nằm ngay cạnh mộ vua Lê Thái Tổ
Năm 2008, Bộ Khoa học Công nghệ cũng đã có đề án nghiên cứu cấp quốc gia về dòng gen của cây ổi ở Lam Kinh, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Cho đến nay, dù đã gần 90 “tuổi”, nhưng cây ổi vẫn cho lá xanh tốt, quả chín thơm lừng.
Cây đa “di chuyển” ở Ninh Bình
Sở dĩ, cây đa này được gọi là "cây đa di chuyển" bởi từ khi có ngôi đền Gối Đại đến nay, cây đa này đã có 3 lần thay thân chính (gốc).
"Cây đa di chuyển" là tên gọi người dân cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) đặt cho cây đa nằm bên đền Gối Đại - một ngôi đền cổ thờ Thắng Đại Vương (vị tướng tài dưới triều nhà Đinh) ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư.
Nó di chuyển chính bằng việc nhờ vào các rễ phụ, khi rễ phụ thả xuống… thành rễ chính.
Sở dĩ, cây đa này được gọi là "cây đa di chuyển" bởi từ khi có ngôi đền Gối Đại đến nay, cây đa này đã có 3 lần thay thân chính (gốc). Nó di chuyển chính bằng việc nhờ vào các rễ phụ, khi rễ phụ thả xuống… thành rễ chính. Cứ hơn 300 năm nó di chuyển 1 bước. Mỗi bước di chuyển của cây đa được hơn 10m.
Mỗi bước di chuyển của cây đa được hơn 10m.
Điều đặc biệt khiến cây đa trở nên thiêng liêng với người dân đất cố đô Hoa Lư là dù di chuyển nhiều bước suốt nghìn năm qua nhưng cây đa chỉ di chuyển quanh ngôi đền cổ.
Cho đến nay, nhiều nhà khoa học đã về tham quan và nghiên cứu về cây đa này. Theo đó, các chuyên gia đều cho rằng, đây là cây đa đặc biệt ở Việt Nam, không chỉ có tuổi đời cao mà trải qua hàng ngàn năm, cây vẫn xanh tốt và giữ nguyên được giá trị.
Cây thị nghìn năm tuổi, mỗi mùa chỉ ra đúng 1 quả
Cây thị có tuổi đời hàng nghìn năm được công nhận là cây Di sản Việt Nam
Nằm ở gần Đình Quán La (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cây thị cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm được người dân nơi đây xem như báu vật. Cây mọc trên một gò đất lớn, có đường kính khoảng 3,5m, và cao trên 20m. Điều kỳ lạ là dù thân cây rỗng nhưng cành lá vẫn mọc xanh tốt, tán cây xòe rộng ra xung quanh.
Phần ngọn cây thị cổ thụ chẻ ra nhiều nhánh tỏa ra các phía
Theo tương truyền, cây thị cổ có từ thời Lý, chỗ cây mọc trước kia chính là nơi ở của các kỹ nữ Chiêm. Ngày nay, dưới gốc cây người dân trong vùng lập một chiếc miếu nhỏ, vào ngày lễ tết nhiều người lại đến thắp hương, thờ cúng.
Vào mùa cây ra rất nhiều hoa nhưng kỳ lạ ở chỗ, cây chỉ cho ra duy nhất từ 1 quả, mùi thơm lừng
Ông Nguyễn Văn Lực, cụ từ ở đình Quán La cho biết, vào mùa cây ra rất nhiều hoa nhưng kỳ lạ ở chỗ, cây chỉ cho ra duy nhất từ 1 quả, màu váng óng, rất thơm. Năm 1992, cây thị được công nhận là cây Di sản Việt Nam. “Đến nay không ai biết cây có tuổi đời chính xác là bao nhiêu, có người cho biết nếu so sử sách thì có lẽ cây phải có tuổi đời hàng nghìn năm. Trước đây, vị trí chỗ cây thị mọc có 3 gò đất cao, tuy nhiên đến nay hiện chỉ còn một gò”, ông Lực nói.
Phần thân cây rỗng có thể chứa được từ 6 - 7 người.
Trong lịch sử hàng trăm năm tồn tại, cây thị cổ thụ gắn liền với những truyền thuyết và câu chuyện kể ly kỳ được truyền từ đời này sang đời khác. Nhiều người cho biết, vì mọc ở trong vùng đất thuộc quần thể Thất Tinh nên cây thị mới có hình dáng đặc biệt, cành lá xum xuê và to lớn như vậy.
Cây dừa biết… khóc ở Thanh Hóa
Cây dừa đặc biệt này mọc trong vườn nhà của ông Mai Văn Cảnh (xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Theo ông Cảnh, cây dừa được gia đình trồng từ những năm 1975, cây cao khoảng 17-18m, thân hình già cỗi.
Đặt một chiếc chậu dưói gốc dừa, chỉ hứng hơn một tiếng, thì có thể hứng được gần một cốc uống bia.
Khoảng cuối năm 2010, cây dừa trở có biểu hiện chết khô, thân và lá cằn cỗi, héo hết lá, không còn khả năng sống. Lúc đó, ông Cảnh định bán cho những người đi mua để xẻ làm cốt - pha xây dựng. Tuy nhiên, mẹ ông Cảnh nhất định không cho bán.
Sang đầu năm 2012, ông Cảnh thấy cây dừa nhà mình bỗng nhiên xanh tốt lại và ra hoa, kết quả rất sai. Đặc biệt, cây dừa bỗng dưng có hiện tượng, suốt ngày lẫn đêm cứ rỉ nước từ trên tán lá và nách bẹ xuống đất. Đặc biệt, hôm nào trời càng nắng, nóng thì trên tán cây dừa càng phun nước xuống nhiều.
Hiệp Nguyễn
Tổng hợp