Bộ sưu tập vô giá của "Vua đồ cổ" đất Ninh Bình

(Dân trí) - Đam mê thú chơi đồ cổ từ cha, sau nhiều năm sưu tầm ông Đinh Văn Dần (Ninh Bình) sở hữu trong tay gần 1.000 cổ vật. Ông được mệnh danh là “Vua đồ cổ” đất cố đô Hoa Lư với những cổ vật được xếp vào loại bảo vật quốc gia.

Ông Đinh Văn Dần (65 tuổi, ở phố Vạn Thịnh, phường Bích Đào, TP Ninh Bình) được giới chơi đồ cổ đặt cho biệt danh “Vua đồ cổ” ở đất Ninh Bình kể cả về kinh nghiệm lẫn gia tài cổ vật đang sở hữu. Người đàn ông 65 tuổi kể, từ lúc còn nhỏ, ông đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm khi thấy cha mình đam mê sưu tầm những món đồ cổ rồi đưa về trưng bày trong nhà. Cụ say sưa ngắm nghía, bàn luận với bạn bè. Lúc gặp bạn tâm giao, cha của ông sẵn sàng cho chứ không hề bán. Người cha đã truyền cho ông thú chơi đồ cổ từ đó.
Ông Đinh Văn Dần (65 tuổi, ở phố Vạn Thịnh, phường Bích Đào, TP Ninh Bình) được giới chơi đồ cổ đặt cho biệt danh “Vua đồ cổ” ở đất Ninh Bình kể cả về kinh nghiệm lẫn gia tài cổ vật đang sở hữu. Người đàn ông 65 tuổi kể, từ lúc còn nhỏ, ông đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm khi thấy cha mình đam mê sưu tầm những món đồ cổ rồi đưa về trưng bày trong nhà. Cụ say sưa ngắm nghía, bàn luận với bạn bè. Lúc gặp bạn tâm giao, cha của ông sẵn sàng cho chứ không hề bán. Người cha đã truyền cho ông thú chơi đồ cổ từ đó.
Từ năm 25 tuổi, ông Dần vừa làm nghề chụp ảnh, vừa đi khắp Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang... sưu tầm cổ vật. Ông bảo, cho đến nay, cũng không nhớ mình đã sưu tầm được bao nhiêu cổ vật. Ông cứ mua về rồi lại cho bạn tâm giao hoặc chọn lọc xong lại bán đi những món đồ không ưng ý để lấy kinh phí sưu tầm những món đồ khác quý giá khác mà mình thích.
Từ năm 25 tuổi, ông Dần vừa làm nghề chụp ảnh, vừa đi khắp Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang... sưu tầm cổ vật. Ông bảo, cho đến nay, cũng không nhớ mình đã sưu tầm được bao nhiêu cổ vật. Ông cứ mua về rồi lại cho bạn tâm giao hoặc chọn lọc xong lại bán đi những món đồ không ưng ý để lấy kinh phí sưu tầm những món đồ khác quý giá khác mà mình thích.
Còn hiện tại, ông Dần đang sở hữu gần 1.000 cổ vật được cho là quý hiếm, có một không hai. Thậm chí, một số cổ vật được giới chơi đánh giá là “bảo vật quốc gia”. “Đồ cổ có nhiều chất liệu như đồng, đá, gốm men... mỗi thứ đều có giá nhất định. Tuy nhiên, tôi không quan trọng chất liệu nào, mà chỉ quan tâm đến giá trị thẩm mỹ và lịch sử của nó”, ông Dần chia sẻ.
Còn hiện tại, ông Dần đang sở hữu gần 1.000 cổ vật được cho là quý hiếm, có một không hai. Thậm chí, một số cổ vật được giới chơi đánh giá là “bảo vật quốc gia”. “Đồ cổ có nhiều chất liệu như đồng, đá, gốm men... mỗi thứ đều có giá nhất định. Tuy nhiên, tôi không quan trọng chất liệu nào, mà chỉ quan tâm đến giá trị thẩm mỹ và lịch sử của nó”, ông Dần chia sẻ.
Theo ông “Vua cổ vật” Ninh Bình, chơi đồ cổ phải có kiến thức về lịch sử, văn hóa về từng thời kỳ lịch sử dân tộc. Người chơi cũng phải có kiến thức đánh giá, thẩm định đồ cổ qua chất men, màu sắc, hoa văn,... “Ngoài ra, người chơi đồ cổ phải liên kết với nhau thành hội, nhóm để cùng nhau thẩm định thông qua phương pháp so sánh để xác định món đồ. Cần như vậy để tránh sưu tầm phải đồ giả”, ông Dần nói.
Theo ông “Vua cổ vật” Ninh Bình, chơi đồ cổ phải có kiến thức về lịch sử, văn hóa về từng thời kỳ lịch sử dân tộc. Người chơi cũng phải có kiến thức đánh giá, thẩm định đồ cổ qua chất men, màu sắc, hoa văn,... “Ngoài ra, người chơi đồ cổ phải liên kết với nhau thành hội, nhóm để cùng nhau thẩm định thông qua phương pháp so sánh để xác định món đồ. Cần như vậy để tránh sưu tầm phải đồ giả”, ông Dần nói.
Trong bộ sưu tập, chiếc Rìu đá từ thời Tiền văn hóa Đông Sơn (cách đây 5.000 năm) được ông Dần khẳng định là độc bản. Trên chiếc rìu khắc họa tiết 2 con hươu đứng trên một chiếc thuyền; nhiều họa tiết hoa văn thổ cẩm...
Trong bộ sưu tập, chiếc Rìu đá từ thời Tiền văn hóa Đông Sơn (cách đây 5.000 năm) được ông Dần khẳng định là độc bản. Trên chiếc rìu khắc họa tiết 2 con hươu đứng trên một chiếc thuyền; nhiều họa tiết hoa văn thổ cẩm...
Trong hình là chiếc bình gốm sứ Hoa Đâu thời Lý cao 70 cm khắc họa nhiều họa tiết độc đáo. Đây là món đồ mà ông Dần rất tâm đắc khi sưu tầm được. “Có lần, một nhóm buôn bán đồ cổ đến nhà tôi xem cổ vật. Ngắm qua một vòng, họ trả giá chiếc bình này gần tỷ đồng. Tôi biết, nếu bán đi thì mình sẽ giàu nhưng tôi không làm điều đó”, ông nói.
Trong hình là chiếc bình gốm sứ Hoa Đâu thời Lý cao 70 cm khắc họa nhiều họa tiết độc đáo. Đây là món đồ mà ông Dần rất tâm đắc khi sưu tầm được. “Có lần, một nhóm buôn bán đồ cổ đến nhà tôi xem cổ vật. Ngắm qua một vòng, họ trả giá chiếc bình này gần tỷ đồng. Tôi biết, nếu bán đi thì mình sẽ giàu nhưng tôi không làm điều đó”, ông nói.
Chiếc lư hương gốm men triều Mạc. Theo vị chủ nhân, người làm chiếc lư cổ này là Nghệ nhân Đặng Huyền Thông (quê Hải Dương) - một nghệ nhân nổi tiếng thời bấy giờ, chuyên làm các sản phẩm phục vụ cho cung đình triều Mạc. Ông Dần khẳng định, chiếc lư hương này thuộc cấp Quốc bảo.
Chiếc lư hương gốm men triều Mạc. Theo vị chủ nhân, người làm chiếc lư cổ này là Nghệ nhân Đặng Huyền Thông (quê Hải Dương) - một nghệ nhân nổi tiếng thời bấy giờ, chuyên làm các sản phẩm phục vụ cho cung đình triều Mạc. Ông Dần khẳng định, chiếc lư hương này thuộc cấp Quốc bảo.
Chiếc bình hồ lô “khủng” thời Nguyên - Trung Quốc (thế kỷ 14) có giá trị khoảng 2 triệu USD.
Chiếc bình hồ lô “khủng” thời Nguyên - Trung Quốc (thế kỷ 14) có giá trị khoảng 2 triệu USD.
Từ trái qua phải, chiếc Rìu đồng có gắn bạch ngọc thời Chiến quốc (niên đại 2.500 năm). Ở giữa là con Dao đá gắn với nền Văn hóa Phùng Nguyên (cách đây 4.000 năm). Ở bên phải là chiếc Kiếm đồng đúc gắn với nền Văn hóa Thương - Chu.
Từ trái qua phải, chiếc Rìu đồng có gắn bạch ngọc thời Chiến quốc (niên đại 2.500 năm). Ở giữa là con Dao đá gắn với nền Văn hóa Phùng Nguyên (cách đây 4.000 năm). Ở bên phải là chiếc Kiếm đồng đúc gắn với nền Văn hóa Thương - Chu.
Trong hình là Đầu tượng Phật tổ Thích Ca làm bằng khối đá ngọc, nặng 2 kg.
Trong hình là Đầu tượng Phật tổ Thích Ca làm bằng khối đá ngọc, nặng 2 kg.
Ông Dần bày tỏ, ước nguyện sắp tới sẽ lập ra một bảo tàng tư nhân hoặc sẽ xây một căn nhà cổ rộng rãi để trưng bày số cổ vật trưng bày được cho mọi người chiêm ngắm. Còn hiện tại, do điều kiện không gian nhà chật hẹp, ông không trưng bày được hết, phải bỏ chen chúc trong tủ.
Ông Dần bày tỏ, ước nguyện sắp tới sẽ lập ra một bảo tàng tư nhân hoặc sẽ xây một căn nhà cổ rộng rãi để trưng bày số cổ vật trưng bày được cho mọi người chiêm ngắm. Còn hiện tại, do điều kiện không gian nhà chật hẹp, ông không trưng bày được hết, phải bỏ chen chúc trong tủ.
Ông Dần kể, có lần ông cung cấp hình ảnh về một số cổ vật mình tâm đắc cho tiến sĩ Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á xem. Sau khi xem xong, vị tiến sĩ đánh giá nhiều món đồ như bình vôi, chiếc lư hương, chiếc rìu đồng gắn bạch ngọc hay dao đá đen là rất quý hiếm, có thể nói là độc bản.
Ông Dần kể, có lần ông cung cấp hình ảnh về một số cổ vật mình tâm đắc cho tiến sĩ Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á xem. Sau khi xem xong, vị tiến sĩ đánh giá nhiều món đồ như bình vôi, chiếc lư hương, chiếc rìu đồng gắn bạch ngọc hay dao đá đen là rất quý hiếm, có thể nói là độc bản.

Thái Bá