“Bệnh văn phòng” cần trị bằng lối sống năng động và lành mạnh

Theo các chuyên gia y tế, bệnh văn phòng là các loại bệnh liên quan đến lao động đặc thù ở văn phòng như béo phì, thoái hóa cột sống, tiêu hoá... Trong đó, “thủ phạm” chủ yếu là các thói quen sinh hoạt như ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống thất thường, hay ăn thức ăn nhanh... Để văn phòng trở thành nơi làm việc lý tưởng, giúp nâng cao tài chính, địa vị và sức khoẻ của bản thân thì một lối sống lành mạnh và năng động là rất cần thiết.

Trước đây, văn phòng được coi là nơi có điều kiện làm việc lý tưởng nhất: điều hoà, không phải di chuyển nhiều, ăn uống tiện lợi tại chỗ… Nhưng y học hiện đại coi văn phòng là nơi lý tưởng để “trẻ hoá” các căn bệnh của người già như thoái hóa cột sống, béo phì. Điều đáng ngại là rất nhiều nhân viên văn phòng lại xem các loại bệnh này là “bệnh nghề nghiệp” do lao động đặc thù ở văn phòng. Nhưng rõ ràng, ít vận động, ngồi nhiều… đã trở thành lối sống quen thuộc của rất nhiều người trẻ.

Đã đến lúc giới văn phòng cần thay đổi thói quen ít vận động để phòng tránh bệnh tật
Đã đến lúc giới văn phòng cần thay đổi thói quen ít vận động để phòng tránh bệnh tật

Theo khảo sát Dinh dưỡng tại công sở trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua của Herbalife với 5.500 nhân viên toàn thời gian tại 11 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, cho thấy phần lớn (83%) lực lượng lao động tại Châu Á - Thái Bình Dương tập thể dục ít hơn 3 lần một tuần. Cụ thể, 60% vận động tay chân không đến 30 phút mỗi ngày tại công sở. Tại Hồng Kông, những con số này còn đáng lo hơn: có đến 66% nhân viên tham gia các hoạt động vận động chỉ 1 lần mỗi tuần hay thậm chí ít hơn, trong đó 70% vận động không đến 30 phút mỗi ngày.

Đồng hành cùng Herbalife trong khảo sát trên, Tiến sĩ David Heber, Giáo sư Đại học Y UCLA Hoa Kỳ danh tiếng, Giám đốc Viện Dinh dưỡng và Ban Cố vấn Dinh dưỡng Herbalife thật sự lo ngại về tình trạng này. Tiến sĩ cho biết thêm, chính thói quen ăn nhiều chất béo, ngồi nhiều, ít vận động khiến dân văn phòng rơi vào tình trạng “vòng hai lớn dần lên theo năm tháng”. Theo lời khuyên của ông, chúng ta cần phải ăn tăng đạm, giảm béo có hại và ăn các chất béo tốt như dầu cá Omega 3, ăn nhiều rau và trái cây, ăn nhiều chất xơ.

Tiến sĩ Nguyễn Thắng – Chủ tịch Herbalife Khu vực Việt Nam – Thái Lan – Campuchia trao đổi các vấn đề xoay quanh Hành trình Sức khỏe lần 4 với Tiến sĩ David Heber
Tiến sĩ Nguyễn Thắng – Chủ tịch Herbalife Khu vực Việt Nam – Thái Lan – Campuchia trao đổi các vấn đề xoay quanh Hành trình Sức khỏe lần 4 với Tiến sĩ David Heber

Để ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh béo phì, thoái hóa, bệnh ung thư cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác, giới trẻ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng trên cơ sở cá nhân hoá, phù hợp với lối sống của riêng mình. Đồng thời, họ nên kết hợp với chế độ tập luyện phù hợp và phấn đấu đạt được mục tiêu vận động ít nhất 30-40 phút mỗi ngày với những phương pháp vận động toàn thân, không chỉ đơn thuần là đi bộ.

Hàng năm, Herbalife đều tổ chức Hành trình Sức khỏe đi qua các quốc gia với sự tham gia huấn luyện về lối sống năng động và lành mạnh cũng như dinh dưỡng hợp lý cho các thành viên. Tại Việt Nam, Hành trình này thu hút gần 8.000 thành viên. Tin rằng với hoạt động này, Herbalife góp phần lan truyền cảm hứng, kêu gọi người dân Việt Nam rèn luyện thói quen vận động để có sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp và chất lượng hơn.

Hành trình sức khoẻ châu Á - Thái Bình Dương 2016 lần thứ 5 trong tháng 4 và tháng 5 năm 2016, với sự tham gia của 7 chuyên gia từ Ban Cố vấn Dinh dưỡng (NAB) của Herbalife, trong đó có Tiến sĩ David Heber. Chương trình được tổ chức rộng rãi tại 26 thành phố trên khắp các nước Úc, Campuchia, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Macau, New Zealand, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam, thu hút hơn 80.000 người tham gia trong khu vực.

PV