6 chuyện lạ về Tòa Đại sứ Mỹ ở Moscow

Bọ gián điệp gắn trên quốc huy, bức tượng bán thân Kenedy bị giấu mất, đèn chùm lớn nhất Moscow... là những bí mật ít được kể ra ở Tòa Đại sứ Mỹ tại Nga.

Tòa Đại sứ Mỹ tại Moscow có những chi tiết bí ẩn từ thời Chiến tranh Lạnh.

Nhân Ngày Độc lập Mỹ, hôm 4/7 mới đây, trang tin Rbth.com của Nga đã cập nhật 6 bí mật ít biết về toà Đại sứ Mỹ ở Moscow, đặc biệt là những thâm cung bí sử có từ thời Chiến tranh Lạnh.

Tòa Đại sứ Mỹ thường được gọi là Spaso House, toạ lạc trên quảng trường Spasopeskovskaya, từng được đề cập trong cuốn tiểu thuyết lừng danh Nghệ nhân và Margarita của nhà văn Nga Mikhail Bulgakov, có nhiều chi tiết trùng hợp ngẫu nhiên với các thông tin tình báo mà lâu nay dư luận nhắc đến.


Spaso House, Đại sứ quán Mỹ từ năm 1933

Spaso House, Đại sứ quán Mỹ từ năm 1933

1. Nghệ nhân và Margarita bắt nguồn từ Lễ hội mùa Xuân 1935

Lễ hội mùa Xuân (diễn ra ngày 24/4/1935) được biết đến là một lễ hội sắc màu lộng lẫy và hoành tráng.

Các nhân vật nổi tiếng trong giới nghệ thuật, lẫn chính khách, thương gia được mời đến tham dự, trong đó có nhà văn Bulgakov.

Theo vợ của Bulgakov, trong sự kiện nói trên nhà văn đã khám phá nhiều bí mật, thôi thúc ông viết lại chương Trăng tròn Mùa Xuân hay Quả bóng của Satan trong Nghệ nhân và Margarita.


 Lễ hội mùa Xuân tại Spaso House

Lễ hội mùa Xuân tại Spaso House

2. Bức tượng bán thân Kennedy bỗng dưng bị giấu đi

Khi vào tòa nhà đại sứ, du khách sẽ nhìn thấy ngay cờ Mỹ, lò sưởi cùng với bức tượng bán thân của cựu Tổng thống Mỹ John. F. Kennedy.

Như vào tháng 5/1988, Spaso House đã chào đón Tổng thống Ronald W. Reagan tới Moscow để hội kiến Tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Ngoài việc sắp xếp, cải tạo lại nhà cửa cho rộng rãi, Bộ Ngoại giao Mỹ còn vận chuyển tất cả thực phẩm từ Trung Quốc đến Moscow để dùng cho sự kiện nói trên.

Theo quan sát của giới phóng viên, bức tượng bán thân của Kennedy bỗng dưng được "chuyển đến một góc kín đáo hơn", điều này đến nay vẫn chưa hiểu lý do tại sao Reagan lại làm điều này.


Tổng thống My Reagan tiếp vợ chồng Tổng bí thư Mikhail Gorbachev-Raisa Gorbacheva tại ĐSQ Mỹ ở Moscow ngày 31/5/1988.

Tổng thống My Reagan tiếp vợ chồng Tổng bí thư Mikhail Gorbachev-Raisa Gorbacheva tại ĐSQ Mỹ ở Moscow ngày 31/5/1988.

3. Biểu tượng quốc gia được gắn bọ gián điệp

Mặc dù Chiến tranh Lạnh đã qua đi nhưng còn nhiều chuyện lạ liên quan đến toà nhà Spaso House vẫn chưa được công bố.

Trong số này có sự kiện liên quan đến "con bọ gián điệp" cài bên trong biểu tượng quốc gia (quốc huy) Mỹ treo tại Spaso House.

Đại sứ Mỹ William Harriman là một nhà sưu tập đam mê đồ thủ công mỹ nghệ được làm từ gỗ quý hiếm.

Biết được sở thích này năm 1945, William Harriman được Liên Xô tặng một bản sao quốc huy Great Seal của Hoa Kỳ bằng gỗ quý chạm khắc tinh xảo.

Quà lưu niệm đẹp đến nỗi đại sứ William Harriman đã treo nó lên tường nhà mà không hề hay biết bên trong là cả một "con bọ gián điệp" tinh vi có tên Chrysostom (hay còn gọi là Golden Mouth).


Đại diện Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Henry Cabot Lodge đã giới thiệu vị trí con bọ gián điệp trên quốc huy treo tại ĐSQ Mỹ ở Moscow

Đại diện Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Henry Cabot Lodge đã giới thiệu vị trí "con bọ gián điệp" trên quốc huy treo tại ĐSQ Mỹ ở Moscow

Chrysostom đã tồn tại suốt bốn đời đại sứ, làm được nhiều việc, đặc biệt là thu thập thông tin.

Trải qua các đời đại sứ, dù đồ nội thất được thay đổi, riêng món quà lưu niệm vẫn ở vị trí trang trọng như từ mới đầu.

Người Mỹ cuối cùng đã khám phá ra "con bọ gián điệp" này vào năm 1952 sau khi tín hiệu radio được ghi lại. Hiện tại món quà này đang được trưng bày tại bảo tàng của CIA.

4. Những con hải cẩu không kiểm soát được tại Lễ Giáng sinh 1934

Lễ Giáng sinh năm 1934, Đại sứ Mỹ tiên tại Liên Xô, William Christian Bullitt đã chỉ thị cho thông dịch viên Charles Thayer tổ chức "một cuộc liên hoan vui nhộn thực sự" cho tất cả các công dân Mỹ tại Moscow trong đó có thuê ba con hải cẩu của Rạp xiếc Moscow để trình diễn xiếc.

Vào buổi tối, khi các khách mời tụ tập trong phòng Chandelier, những con hải cẩu đi kèm với cây thông Giáng sinh, một cái khay thuỷ tinh đựng một chai champagne trên đó và để trên mũi.

Những con hải cẩu đã thực hiện hàng loạt màn trình diễn đầy ấn tượng, song bỗng dưng người "quản cẩu" đổ gục bởi uống quá nhiều rượu.

Do không có người kiểm soát, những con hải cẩu này đã được thả rông chạy khắp nhà, buộc nhân viên sứ quán phải ra tay bắt chúng.

May thay cho sự nghiệp của người quản cẩu có tên Thayer, vì đại sứ Bullitt không có mặt, bận việc phải về Washington gấp.


Khách tham dự lễ tân tại Spaso House.

Khách tham dự lễ tân tại Spaso House.

Theo Báo Đất Việt