3 sai lầm thường gặp khi sử dụng mì ăn liền

Có những thói quen ăn mì mà không ít người tưởng đúng nhưng lại không cần thiết vì vừa mất thời gian, lại vừa làm mất đi vị ngon đặc trưng của món ăn này. Dưới đây là 3 sai lầm thường gặp nhất liên quan tới việc sử dụng mì ăn liền.

3 sai lầm thường gặp khi sử dụng mì ăn liền - 1

1.Bỏ gói dầu khi sử dụng mì gói

Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Lương Lễ Hoàng nhận xét: “Bỏ gói dầu thà đừng ăn mì tốt hơn”. Bởi gói dầu trong mì ăn liền với nguyên liệu chính là dầu tinh luyện và chiết xuất hương vị từ thành phần tự nhiên của các loại rau củ, gia vị khác có tác dụng làm gia tăng hương vị đặc trưng của sản phẩm. Những thành phần và hàm lượng các nguyên liệu sử dụng trong gói gia vị nói chung và gói dầu của mì ăn liền nói riêng đều được các công ty sản xuất mì ăn liền nghiên cứu phù hợp với từng loại sản phẩm, tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Vì thế, bạn cứ yên tâm sử dụng gói dầu khi thưởng thức mì ăn liền.

2. Chỉ sử dụng ½ gói bột soup

Thực tế, nhà sản xuất mì ăn liền đã nghiên cứu kỹ về hàm lượng gia vị trong gói soup để tạo ra hương vị đặc trưng ngon nhất cho sản phẩm. Song song đó, thành phần muối hay bột ngọt trong gói soup cũng được tính toán phù hợp và an toàn cho người sử dụng. Vì thế, ông Kajiwara Junichi - Tổng giám đốc Công ty CP Acecook Việt Nam đã bật mí một bí quyết nhỏ cho người tiêu dùng khi sử dụng mì ăn liền là nên cho hết gói soup đã được định lượng cân bằng với lượng nước được hướng dẫn trên bao bì, để thưởng thức được trọn vẹn hương vị đặc trưng của món ăn. Riêng đối với người không được phép ăn quá mặn, có thể sử dụng một phần nước mì đã pha theo hướng dẫn thay vì dùng hết.

3.Trụng mì trước khi ăn

Theo lý giải của BS Trần Văn Ký - Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam (Hội KHKT ATTP VN), hàm lượng chất béo thấm trong vắt mì chiên có thể khoảng 16% khối lượng vắt mì, tạo ra sự cân đối phù hợp cho một khẩu phần. Bên cạnh đó, lượng chất béo từ dầu chiên mì luôn ở mức an toàn vì chất lượng dầu được kiểm soát cả về cả hàm lượng lẫn chất lượng.

Cùng quan điểm với BS Trần Văn Ký - Hội KHKT ATTP VN, BS Lương Lễ Hoàng - hiện công tác tại Trung tâm Ôxy cao áp TP. HCM cho rằng, việc trụng mì qua 1 lần rồi mới ăn là không cần thiết, thậm chí không nên vì làm mất đi khẩu vị độc đáo của món ăn này. Ví dụ như, qua tìm hiểu thực tế cho thấy, có nhiều sản phẩm mì ăn liền dùng nước cốt từ thịt gà và chiết xuất từ nghệ tươi để tẩm vào sợi mì nhằm tạo mùi vị, tăng tính ngon miệng cũng như cung cấp thêm dinh dưỡng cho người sử dụng. Vì thế, nếu người tiêu dùng vẫn giữ thói quen trụng mì trước khi ăn thì sẽ vô tình làm mất đi một phần dinh dưỡng cũng như hương vị đặc trưng hấp dẫn của món ăn này.

Hà Thu