Pu Nhạ Thầu mở hội

(Dân trí) - Đến hẹn lại lên, đồng bào các dân tộc huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) lại nô nức trẩy hội Pu Nhạ Thầu. Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 5-7/3/2013, tức ngày 25, 26 tháng Giêng năm Quý Tỵ.

Pu Nhạ Thầu là tên gọi của một ngọn núi thiêng thuộc xã Hữu Kiệm, huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, nơi có ngôi đền Pu Nhạ Thầu linh thiêng nổi tiếng của khu vực miền Tây Nam xứ Nghệ. Ngôi đền được xây dựng trên ngọn núi Pu Nhạ Thầu nên nhân dân lấy tên núi đặt cho tên cho ngôi đền.

Đền thờ Đô đốc Tướng quân Đoàn Nhữ Hài (1280 - 1235), một vị tướng nhà Trần đã tự trận tại khu vực Sông Lam trong khi đi đánh giặc Ai Lao giữ nguyên bờ cõi Đại Việt. Bên Cạnh đó đền còn phối thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo và Tam Tòa thánh Mẫu…

Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu năm Quý tỵ diễn ra từ ngày 5 đến 7 tháng 3 năm 2013 (ngày 25 - 27 tháng giêng Âm lịch) thu hút đông đảo bà con dân tộc trong vùng và du khách thập phương từ khắp nơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh biên giới nước bạn Lào tham gia.

Lễ hội không chỉ là nơi giao lưu gặp gỡ của các dân tộc anh em mà còn là nơi thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân có công với dân với nước mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương.

Ông Lô Trung Thành - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nghệ An cho biết: “Lễ hội năm nay, số lượng du khách tham gia đông hơn so với những năm trước. Bên cạnh đó, hoạt động phần lễ, phần hội được tổ chức chu đáo và có nhiều nét mới. Đặc biệt, lễ hội đã tạo được dấu ấn bản sắc rất riêng so với các lễ hội khác đang diễn ra trên địa bàn tỉnh trong mùa xuân Quý Tỵ năm nay”.

Một số hình ảnh Pu Nhạ Thầu mở hội do PV ghi lại:

Hàng ngàn người khắp bản làng đổ về lễ hội Pu Nhạ Thầu trong đêm.
Hàng ngàn người khắp bản làng đổ về lễ hội Pu Nhạ Thầu trong đêm.

Cắm trại làm theo kiểu nhà sàn mang đậm bản sắc miền sơn cước.
Cắm trại làm theo kiểu nhà sàn mang đậm bản sắc miền sơn cước.
 
Thiếu nữ Thái trong trang phục đẹp nhất rước lễ tế cho lễ hội.
Thiếu nữ Thái trong trang phục đẹp nhất rước lễ tế cho lễ hội.

Lễ vật tế thần linh được làm từ các đặc sản của địa phương.
Lễ vật tế thần linh được làm từ các đặc sản của địa phương.

Rước vạc đồng...
Rước vạc đồng...

...và rước ông trâu chuẩn bị cho nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội Pu Nhạ Thầu.
...và rước ông trâu chuẩn bị cho nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội Pu Nhạ Thầu.

Múa sạp, khắc luống, đánh cồng trong ngày hội.
Múa sạp, khắc luống, đánh cồng trong ngày hội.

Cồng chiêng không thể thiếu trong lễ hội Pu Nhạ Thầu.
Cồng chiêng không thể thiếu trong lễ hội Pu Nhạ Thầu.
Những điệu múa của sơn nữ miền biên viễn để lại ấn tượng.
Những điệu múa của sơn nữ miền biên viễn để lại ấn tượng.

Điệu múa khèn Mông của đồng bào Mông từ xã Mỹ Lý xa xôi của huyện Kỳ Sơn trong lễ hội.
Điệu múa khèn Mông của đồng bào Mông từ xã Mỹ Lý xa xôi của huyện Kỳ Sơn trong lễ hội.

Điệu múa sơn nữ.
Điệu múa sơn nữ.

Điệu múa sơn nữ.
Duyên dáng thiếu nữ Thái trong bộ đồ truyền thống. Và đây cũng là phần thi người đẹp trong lễ hội Pu Nhạ Thầu.

Lễ hội cũng là nơi trao đổi hàng hóa của đồng bào dân tộc.
Lễ hội cũng là nơi trao đổi hàng hóa của đồng bào dân tộc.

Măng đắng - sản vật của bản làng trong lễ hội.
Măng đắng - sản vật của bản làng trong lễ hội.

Dịp này, d
Dịp này, du khách được thưởng thức đặc sản của đồng bào - là những sản vật do chính công lao của người dân làm ra. 

Mạnh Hà - Nguyễn Duy