Tối ưu hóa chi tiêu quảng cáo truyền thông tại Việt Nam

Trong những năm vừa qua, môi trường truyền thông ở Việt Nam có nhiều sự thay đổi nhanh chóng. Các công ty truyền thông cần phải tối ưu hóa các kế hoạch truyền thông để đạt được sự tăng trưởng.

Năm 2009, trong khi ở hầu hết ở các nước thị trường quảng cáo có mức tăng trưởng khiêm tốn hoặc suy giảm, thì thị trường Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương đương với năm vừa qua.
 
So sánh giữa mức tiêu thụ nội địa và tổng sản phẩm nội địa (ví dụ như chỉ số GDP của quốc gia) chúng ta thấy % tiêu thụ nội địa tại Ấn Độ 57%, Thái Lan 54%, Malaysia 52%, Trung Quốc 37% và Việt Nam 36%.
 
Sự phát triển của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu để phát triển kinh tế. Hiện nay, ngành quảng cáo tại Trung Quốc chi hơn 25 tỷ USD, điều này có nghĩa là ngành quảng cáo chiếm khoảng 1,54% tổng tiêu thụ nội điạ giống như ngành quảng cáo tại Việt Nam.
 
Trong 3 năm qua chúng ta nhìn thấy sự suy giảm như sau:
 
Năm 20052006200720082009 (tháng 1-tháng 7)
Tăng trưởng %28% 39% 13% 14% 13%
 
Số liệu trên được trích từ báo cáo nghiên cứu của TNS. Báo cáo này không bao gồm nhóm “SMS và trò chơi tương tác”, quảng cáo ngoài trời và kỹ thuật số. Số liệu dựa trên hình thức truyền thông truyền thống TV, báo và radio.
 
Điều này cho thấy thị trường đang gần chạm đến ngưỡng. Các nhà quảng cáo sẽ gặp khó khăn trong việc tăng chi tiêu quảng cáo như họ đã thực hiện trong 5 năm qua. Chỉ khi tiêu dùng nội địa được tăng lên thì các nhãn hàng sẽ có thể tăng thêm chi tiêu vào quảng cáo.
 
Giải pháp cho thách thức
 
Ngày nay, sự tối ưu hóa trở nên cấp bách hơn khi môi trường truyền thông tại Việt Nam thay đổi nhanh chóng trong những năm vừa qua.
 
“Cho dù thị trường có được làm nóng hay không thì vẫn sẽ có một sự điều chỉnh sắp xảy ra. Tôi không nói đến tình hình thị trường chứng khoán mà đang đề cập tới việc đầu tư vào quảng cáo truyền thông. Các nhà quảng cáo đầu tư vào hình thức này nhằm mục đích đạt được thị phần nhiều hơn và gia tăng lượng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của họ.
 
Từ đó dẫn đến việc mở rộng quy mô ngành hàng. Điều này sẽ thúc đẩy cho sự phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam”, ông Roopam Garg, Giám đốc điều hành Tập đoàn Publicis Groupe Media Việt Nam khẳng định và phân tích tình hình hiện tại, cũng như giải pháp giúp cho các nhà kinh doanh tối ưu hóa trong việc chi tiêu quảng cáo truyền thông tại Việt Nam.
 
Công cụ tối ưu hóa truyền thông - Miser
 
Trong năm 2009, khi phương pháp peoplemeter được thiết lập đề đo lường lượng khán giả xem truyền hình, các kênh truyền hình được lựa chọn đã tăng lên theo cấp số nhân.
 
Điều này bắt buộc người lập kế hoạch truyền thông phải có kế hoạch tối ưu hóa. Việc đưa ra một kế hoạch để làm sao thu hút được tối đa người tiêu dùng thật sự thay đổi hoàn toàn so với những năm trước.
 
Càng nhiều sự lựa chọn thì phương thức tối ưu hóa thủ công càng không thể đưa ra một kế hoạch tối ưu tốt nhất cho nhãn hàng. Ngoài ra, phương thức tối ưu hoá thủ công gặp nhiều thách thức hơn khi phải đưa ra nhiều kế hoạch khác nhau để lựa chọn với tốc độ và hiệu quả cao.
 
Publicis Groupe Media Việt Nam đã có một sự chuyển đổi từ việc sử dụng công cụ tối ưu hoá thủ công sang công cụ hiện đại hơn có tên gọi là “Miser”, được kích hoạt dựa trên dữ liệu cơ bản của TNS và lập ra kế hoạch tối ưu.
 
Công cụ này có thể đưa ra nhiều kế hoạch tối ưu cho một chiến dịch quảng cáo của khách hàng trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo chất lượng cho từng kế hoạch.
 
Những nhà quảng cáo có nhiều lựa chọn hơn để xem xét trước khi đưa ra quyết định chọn kế hoạch nào thích hợp với mục đích cụ thể của chiến dịch quảng cáo. Đây là kết quả tất yếu của sự lựa chọn dựa trên việc tối ưu hóa và CPRP thấp nhất.
 
Nhà quảng cáo có thể đưa ra sự lựa chọn hiệu quả và hiểu rõ cho việc chi trả “vị trí ưu tiên” so với kế hoạch có CPRP thấp. Tuỳ thuộc vào mục tiêu của chiến dịch quảng cáo, khách hàng có thể đưa ra quyết định cùng với các đơn vị truyền thông của họ.
 
Các nhà quảng cáo cần xem xét hiệu quả của những kế hoạch dựa trên ít nhất là hai chỉ tiêu đo lường, ví dụ CPRP hoặc mức giảm giá. Nếu chỉ xem xét trên một góc độ nào đó thì kết quả đạt được có thể không như mong muốn, chẳng hạn như sự tăng trưởng của nhãn hàng.
 
(Nguồn: Publicis Groupe Media)